Làm xong cái này đã hỏng cái kia!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 1993, làng Stơr-xã Nam (nay là Tơ Tung, huyện Kbang) được Bộ Văn hóa-Thông tin cấp bằng di tích quốc gia (chính thức là ngày 23-3-1993). 
 

Ảnh: Thất Sơn
Ảnh: Thất Sơn

Ngày 19-5-2009, UBND tỉnh ra Quyết định số 246/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu lưu niệm Anh hùng Núp diện tích 5,25 ha tại trung tâm làng Stơr, xã Tơ Tung, với 16 hạng mục công trình, tổng kinh phí 19 tỷ đồng trong giai đoạn 2010-2012. Quyết định này là sự ghi nhận thỏa đáng, tri ân công lao của đồng bào Bahnar trong kháng chiến, vinh danh chiến công của Anh hùng Núp, giáo dục truyền thống cách mạng, cũng như đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của nhân dân.

Sau quyết định quan trọng nói trên, các phần việc đã được tích cực triển khai. Đối với dự án phục dựng, các cơ quan chức năng đã thống nhất phương án trùng tu, tôn tạo, phục dựng lại nguyên trạng Làng kháng chiến Stơr sau  nhiều lần hội thảo, bàn bạc, thảo luận, thống nhất, có sự tham gia của các vị lão thành cách mạng, nhà văn Nguyên Ngọc. Khu di tích được phục dựng trên diện tích 3 ha nằm đối diện với Nhà lưu niệm Anh hùng Núp gồm có một nhà rông làm nơi sinh hoạt chung cho cả dân làng, 7 nóc nhà sàn, cạnh mỗi nhà có một kho thóc dự trữ, một chuồng gà. Ngoài ra, còn có các công trình như đường vào làng, trận địa bố phòng, suối Ktung, bẫy đá, chông treo... và được làm bằng chất liệu truyền thống để đảm bảo nguyên bản, đúng mục đích, ý nghĩa và giá trị lịch sử, tạo cảm giác tự nhiên, chân thật cho du khách khi đến tham quan.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, kể từ năm 2011, Nhà lưu niệm bok Núp được xây dựng lại khang trang, to lớn hơn trước. Còn công trình phục dựng triển khai từ năm 2013 thì đã hoàn thành phần nhà rông và 5 bếp nhà sàn cùng với chuồng gà, kho dự trữ đi kèm. Như vậy vẫn còn thiếu 2 bếp, 2 chuồng gà và 2 nhà kho. Nhà lưu niệm bok Núp vẫn còn nhiều việc phải làm ở dự án này như đường đi lên xuống làng kháng chiến phục dựng, bể nước, suối nhân tạo (trước khi thực hiện trận địa bố phòng, bẫy đá, hầm chông, mang cung…). Được biết, hàng tháng có gần 200 khách gần xa đến tham quan, du lịch tìm hiểu nhưng dự án chưa hoàn thành, đường dẫn lên các bếp chưa có gây khó khăn khiến du khách ngại tiếp cận. Bước chân vào nhà rông, vào các bếp, trước mắt là vách làm bằng lồ ô, tre nứa đã bị mọt mối, nguy cơ hư hỏng, xuống cấp đã thấy rõ. Thực trạng cho thấy làm xong cái này thì cái kia đã hư hỏng!

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.