Lâm Đồng: Rừng thông 20 năm tuổi lại bị chặt phá để chiếm đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hơn 1.000m2 với 45 cây thông khoảng 20 năm tuổi bị chặt phá, nằm ngổn ngang. Chính quyền địa phương cho biết, có thể các đối tượng dùng cưa điện hạ cây để tránh bị phát hiện, mục đích phá rừng là để chiếm đất.
Ngày 4.9, ông Nguyễn Phúc Thái – Chủ tịch UBND thị trấn Nam Ban (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) xác nhận, có 45 cây thông khoảng 20 năm tuổi tại tiểu khu 270, thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Ban bị chặt phá. Diện tích này bị phá đến 3 lần, lần cuối cùng vào ngày 19.8, cơ quan chức năng đã lập biên bản và đang tiến hành điều tra, làm rõ.
Hiện trường vụ phá rừng thông hơn 20 năm tuổi. Ảnh: Văn Long.
Hiện trường vụ phá rừng thông hơn 20 năm tuổi. Ảnh: Văn Long.
Tiếp cận hiện trường tại khu phố Bạch Đằng (thị trấn Nam Ban), PV ghi nhận hàng chục cây thông đường kính 20 - 50cm bị đốn hạ, nằm ngổn ngang, trong đó nhiều cây có vết cưa còn rất mới, mùi nhựa thông vẫn còn nồng. Bên cạnh đó, nhiều cây khác bị cưa từ hai bên gần đứt lìa, chỉ chờ gió sẽ bị đổ. 
Ở quả đồi phía đối diện, hàng chục cây thông cũng đang chết đứng vì bị khoan lỗ, bơm thuốc diệt cỏ vào thân. 
Một gốc thông có đường kính khoảng 50cm bị cưa hạ. Ảnh: Văn Long.
Một gốc thông có đường kính khoảng 50cm bị cưa hạ. Ảnh: Văn Long.
Cũng theo ông Thái, chính quyền địa phương đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị chủ rừng tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng nhưng các đối tượng lợi dụng đêm tối, mưa to để hoạt động nên rất khó phát hiện. “Chúng tôi nghi đây là hoạt động phá rừng có tổ chức, thuê người từ địa phương khác đến dùng cưa điện (hạn chế tối đa tiếng ồn) để cắt cây với mục đích chiếm đất", ông Thái nói.
Ở phía đối diện cũng có nhiều cây thông bị bơm thuốc diệt cỏ vào gốc đang chết dần. Ảnh: Văn Long.
Ở phía đối diện cũng có nhiều cây thông bị bơm thuốc diệt cỏ vào gốc đang chết dần. Ảnh: Văn Long.
Được biết rừng thông bị phá thuộc diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng, được giao khoán cho nhóm 7 hộ gia đình quản lý, bảo vệ.
Những cây thông bị gió quật đổ do bị lâm tặc cắt hơn một nửa gốc. Ảnh: Văn Long.
Những cây thông bị gió quật đổ do bị lâm tặc cắt hơn một nửa gốc. Ảnh: Văn Long.
Lực lượng chức năng đo đạc, lập biên bản vụ phá rừng. Ảnh: Văn Long.
Lực lượng chức năng đo đạc, lập biên bản vụ phá rừng. Ảnh: Văn Long.
Những cây thông cao tới hơn 20m bị cắt hạ không thương tiếc. Ảnh: Văn Long.
Những cây thông cao tới hơn 20m bị cắt hạ không thương tiếc. Ảnh: Văn Long.
Văn Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.