Lâm Đồng: Nghe bí quyết làm nông nghiệp công nghệ cao trồng đâu thắng đấy của ông giám đốc nông dân có bằng thạc sỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo anh Nguyễn Đức Huy thạc sĩ sinh học thực vật (35 tuổi, Giám đốc HTX Thủy canh Việt, TP Ðà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), nông nghiệp công nghệ cao là một chu trình khép kín, sản phẩm đến tay người tiêu dùng, phải an toàn khi sử dụng.
Quy luật 7 - 3
Đầu năm 2021, phóng viên đã có cơ hội trò chuyện với một "chuyên gia" về nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng - anh Nguyễn Đức Huy thạc sĩ sinh học thực vật (35 tuổi, Giám đốc HTX Thủy canh Việt, TP Ðà Lạt). Anh Huy là chủ nhân của bộ VietPorics Control System – Hệ thống kiểm soát VietPorics do anh nhiều năm nghiên cứu, thiết lập dựa trên cơ sở thu thập dữ liệu sinh trưởng, phát triển và các yếu tố môi trường tác động tới các loại cây trồng.
Anh Nguyễn Đức Huy, tốt nghiệp thạc sĩ sinh học thực vật (Đại học Khoa học tự nhiên TP.Hồ Chí Minh) vào năm 2013. Sau hơn 1 năm làm việc tại Phòng Kinh tế TP. Đà Lạt, thấy tiềm năng nông nghiệp Đà Lạt có triển vọng nên anh đã quyết định đầu tư cả tiền của và trí tuệ vào lĩnh vực này.

Anh Nguyễn Đức Huy (Giám đốc HTX Thủy canh Việt, TP.Ðà Lạt, Lâm Đồng) bên trong trang trại trồng rau thủy canh của mình.
Anh Nguyễn Đức Huy (Giám đốc HTX Thủy canh Việt, TP.Ðà Lạt, Lâm Đồng) bên trong trang trại trồng rau thủy canh của mình.
Hiện nay, anh Huy đang là giám đốc của một hợp tác xã kiểu mới: Hợp tác xã Thủy Canh Việt. Theo anh Huy, HTX của anh hiện có 7 xã viên đều là những thanh niên "cấp tiến". Có kiến thức nhất định về công nghệ, marketing, thông qua mạng xã hội, facebook đã có đầu ra ổn định cho sản phẩm của mình.
"Hiện nay, HTX của chúng tôi hoạt động theo nguyên tắc các xã viên đều được làm chủ. Không giống như các HTX trước đây, xã viên sau khi sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp thì đưa về cho HTX thực hiện phân phối, tiêu thụ sau đó chia lại lợi nhuận cho xã viên, gây tâm lý ức chế cho họ. Chúng tôi thì khác, các xã viên đã có tư duy, cách làm tương đồng nhau, trang bị kiến thức mềm về thị trường, HTX chỉ hỗ trợ xã viên tiêu thụ một phần sản phẩm", anh Huy cho biết.

Anh Nguyễn Đức Huy (áo xanh) cho hay, hiện HTX của anh đang áp dụng quy luật 7 - 3 trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông sản trong trang trại.
Anh Nguyễn Đức Huy (áo xanh) cho hay, hiện HTX của anh đang áp dụng quy luật 7 - 3 trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông sản trong trang trại.
Giám đốc HTX Thủy canh Việt cũng cho hay, 30% sản lượng sản phẩm nông nghiệp của HTX được bán vào các kênh cao cấp để thu về 70% doanh thu. 70% sản lượng còn lại sẽ được đưa vào các kênh khác như chợ đầu mối, bán lẻ để thu hồi 30% vốn, đầu tư và lương công nhân…Như vậy, tiền lời sẽ nằm ở 30% sản lượng hàng hóa bán vào các kênh cao cấp.
Hiện tại, HTX đang hướng đến mục tiêu số hóa tất cả các khâu trong sản xuất nông nghiệp, từ khâu lên kế hoạch, trồng cây gì, bao lâu thì thu hoạch, thời điểm nào thu hoạch, dự báo trước 1 -2 tháng để lên kế hoạch marketing, tìm đầu ra cho sản phẩm. Hiện, HTX đang tập trung tăng cường đầu tư nghiên cứu công nghệ tưới, tưới tự đồng, theo thời tiết, ứng dụng được truy xuất nguồn gốc và ghi nhật ký điện tử trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, đầu tư 10-15% doanh thu để nghiên cứu, phát triển công nghệ mới.
Nông nghiệp công nghệ cao là chu trình khép kín
"Chúng tôi đang áp dụng mô hình tại các nước trên thế giới. Một doanh nghiệp sẽ kết hợp với một trường đại học hoặc viện nghiên cứu nào đó để cùng nghiên cứu các công nghệ mới. Ở đây, doanh nghiệp thì có nguồn lực tài chính, con người để triển khai áp dụng công nghệ đó...", anh Huy chia sẻ.
Theo anh Huy, Viện nghiên cứu thì có nguồn lực và cơ sở hạ tầng để nghiên cứu tạo ra công nghệ mới. Hai bên kết hợp với nhau để tạo ra công nghệ phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, có tính khả thi cao, có thể triển khai ra thực tế đời sống.

Nhiều sinh viên tại các trường đại học được tham gia thực tập làm nông nghiệp công nghệ cao thực tiễn tại các trang trại của HTX Thủy Canh Việt.
Nhiều sinh viên tại các trường đại học được tham gia thực tập làm nông nghiệp công nghệ cao thực tiễn tại các trang trại của HTX Thủy Canh Việt.
Anh Huy cho hay: "Theo tôi, khái niệm công nghệ cao thực tế rất vô vàn, tùy thuộc vào cách diễn giải của từng đơn vị. Tuy nhiên, 1 cách tổng quát, nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp tích hợp công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao đến mức tối đa sản lượng trên cùng 1 đơn vị diện tích...".
Theo anh Huy, công nghệ áp dụng vào là công nghệ sinh học. Công nghệ này rất rộng gồm vi sinh vật học, động vật học, di truyền học (chọn tạo giống), công nghệ tưới, công nghệ dinh dưỡng, công nghệ sau thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển. Sản phẩm tới tay người tiêu dùng mà người ta mở ra và sử dụng an toàn thì mới hoàn thành một chu trình nông nghiệp công nghệ cao...

Theo anh Nguyễn Đức Huy, sản phẩm tới tay người tiêu dùng, mở ra và sử dụng an toàn thì mới hoàn thành một chu trình nông nghiệp công nghệ cao
Theo anh Nguyễn Đức Huy, sản phẩm tới tay người tiêu dùng, mở ra và sử dụng an toàn thì mới hoàn thành một chu trình nông nghiệp công nghệ cao
Cũng theo anh Huy, hiện nay, đa số doanh nghiệp, hộ cá thể chỉ có thể áp dụng công nghệ cao ở trong trang trại. Người dân áp dụng nông nghiệp thông minh để tạo ra nông sản, nhưng từ khâu thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển tới người tiêu dùng lại chưa được áp dụng công nghệ. 
Nếu chỉ áp dụng công nghệ cao trong một giai đoạn, nhưng sau đó lại quay về công nghệ đóng gói thủ công thì chưa thể nói là nông nghiệp công nghệ cao. Đây là một lỗ hổng lớn, chưa có ai áp dụng được đầy đủ chu trình này. Theo quan điểm cá nhân của anh Huy, hiện chỉ mới có Công ty Hasfarm mới làm được đầy đủ chu trình này.
Theo Văn Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.