Chiều 13-7, ông Hoàng Văn Năm, Quyền Cục trưởng Cục Thú y cho biết, toàn quốc có thêm hai tỉnh phát sinh các ổ dịch lợn tai xanh là Sóc Trăng và Quảng Trị, nâng tổng số tỉnh có dịch trong đợt này lên 18 tỉnh với tổng số lợn mắc bệnh hơn 146.600 con; trong đó số tiêu hủy là hơn 66.000 con.
Tính đến thời điểm này đã có 12 tỉnh đủ điều kiện công bố hết dịch tai xanh là Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La và Quảng Ninh; còn 20 quận, huyện thuộc 6 tỉnh đang trong giai đoạn 21 ngày dịch gồm Hưng Yên, Lạng Sơn, Nghệ An, Cao Bằng, Sóc Trăng và Quảng Trị.
Cán bộ thú y xã Triệu Hòa, Triệu Phong, Quảng Trị, tiêm thuốc điều trị cho đàn lợn bị mắc bệnh. |
Cục Thú y phải chỉ đạo các chi cục thực hiện chế độ báo cáo hàng tuần, hàng tháng, hàng quý chứ không chạy theo phong trào vùng dịch. Đặc biệt, để công tác triển khai hiệu quả cần phân cấp rõ ràng cho địa phương.
Biện pháp phòng dịch hiệu quả nhất được nhiều địa phương áp dụng là khi dịch xảy ra ở quy mô nhỏ, lẻ cần khoanh vùng, tiêu hủy kịp thời không để dịch lan trên diện rộng. Vì dịch xảy ra trên diện rộng không những ảnh hưởng tới người chăn nuôi, kinh phí hỗ trợ mà còn ảnh hưởng đến môi trường, tâm lý của người tiêu dùng.
Cũng theo Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng cơ bản đã được khống chế, toàn quốc không phát sinh thêm ổ dịch mới nhưng các địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch.
Cục Thú y cần rà soát lại lượng vắcxin, đồng thời chủ động theo dõi, chỉ đạo chặt chẽ các chi cục thực hiện công tác tiêm phòng dịch.
Theo TTXVN