LẠ MÀ HAY: Thả la liệt con kêu ộp oạp trong nhà màng, chỉ đẻ 1 lứa đã nuôi mệt nghỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kiên trì gắn bó với nghề nuôi ếch gần chục năm, thế nhưng gần đây, anh Nguyễn Văn Bảy, xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) mới ăn nên làm ra nhờ cách nuôi ếch giống trong nhà màng lạ mà hay. Vào mùa ếch đẻ, tháng nào anh cũng bán ra hợn chục vạn ếch giống.



Đầu vụ ếch năm nay, do thời tiết lạnh kéo dài hơn mọi năm nên hầu như công việc ươm ếch giống ở các cơ sở phía Bắc bị chậm lại, nhưng nhờ có cách làm lạ mà hay nên anh Nguyễn Văn Bảy, đội 11, xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định vẫn có ếch giống đúng thời vụ bán cho bà con.

Chỉ với hơn 250 m2 bể xi măng nhưng vào vụ ếch giống, tháng nào anh Bảy cũng bán ra hợn chục vạn con ếch giống-giống ếch Thái Lan, thu về hơn 100 triệu đồng.


 

Anh Nguyễn Văn Bảy ở xã Nghĩa Hồng đang thành công với mô hình nuôi ếch đẻ, ếch Thái Lan sinh sản rong nhà màng.
Anh Nguyễn Văn Bảy ở xã Nghĩa Hồng đang thành công với mô hình nuôi ếch đẻ, ếch Thái Lan sinh sản rong nhà màng.



Anh Bảy bật mí với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, để có được thành công này nhờ anh đã làm nhà màng để nuôi ếch. Nhờ cách làm lạ mà hay này, ngay trong lứa đầu tiên, dù có gặp bất lợi do thời tiết giá lạnh nhưng anh vẫn thắng lớn.

"Năm nay thời tiết giá lạnh kéo dài và kèm theo mưa nên hầu như các nhà ương nuôi ếch giống lứa ếch đầu vụ hầu như bị hỏng. Tôi là một trong số ít người có giống để bán. Ếch giống đầu vụ bán được giá tốt và có bao nhiêu người ta cũng đến xếp hàng lấy hết. Nhiều bể ếch giống dù chưa đến tuổi xuất bán nhưng cũng có người đặt hết rồi", anh Bảy chia sẻ.

Gia đình anh Bảy bắt đầu nuôi ếch từ những năm 2011, trải qua nhiều thăng trầm với nghề đến nay cơ sở nuôi ếch của anh đã rộng tới 2,5 ha.

Ban đầu anh Bảy chỉ nuôi ếch thịt, nhưng sau do nguồn con giống quá phụ thuộc vào các cơ sở phía Nam và chất lượng lại không như ý muốn do hành trình vận chuyển xa, lâu ngày. Sau đó anh đã tự nghiên cứu, cho ếch sinh sản và ươm, sản xuất ếch giống.

Việc làm này đã giúp anh Bảy tạo ra nguồn ếch giống chất lượng cho gia đình nuôi thành ếch thịt và cung cấp thêm ếch giống cho các hộ nuôi ếch thịt quanh vùng.


 

 


Trải qua gần chục năm, anh Bảy mới hiểu được những khó khăn của nghề nuôi ếch. Với vốn kiến thức, kinh nghiệm nuôi ếch tích lũy, anh thấy bệnh tật của ếch thì còn có thể khắc phục, nhưng về rủi ro do thời tiết đem lại thì đành bó tay...

Theo anh Bảy, tời điểm làm ếch giống bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch, thường vào tháng 4 là thời điểm chuyển mùa sẽ hay có những đợt lạnh cuối mùa và kèm theo mưa đầu mùa nên rất dễ ếch giống bị chết.

"Sau khi nghiên cứu tôi thấy làm nhà màng giống cách mà người ta hay làm để trồng dưa lưới có thể khắc phục được những trở ngại này. Trời lạnh thì mình che kín lại và nếu có mưa thì cũng chẳng ảnh hưởng gì tới đàn ếch vì đã có mái che. Đặc biệt, làm nhà màng vẫn có ánh nắng mặt trời bình thường cho ếch con phát triển, thậm chí còn chắn được hết các tia độc hại", anh Bảy chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.



 

 




Anh Nguyễn Văn Bảy cho biết, người nuôi ếch giống sợ nhất là trong quá trình ươm giống gặp trời mưa, nhất là mưa đầu mùa. Vì sau mỗi con mưa sẽ làm độ pH trong nước tăng và kèm theo axit trong nước mưa sẽ làm chết nòng nọc.

Từ khi nuôi ếch giống trong nhà màng anh thấy được rõ hiệu quả của nó mang lại, tỷ lệ hao hụt thấp, ếch giống sinh trưởng tốt bất chấp môi trường khắc nghiệt bên ngoài. Trong khi đó đầu tư một cái nhà màng rộng 300m2 chỉ tốn kém khoảng 60 triệu đồng, ít tốn kém nhưng lại hiệu quả.

Sau khi hết vụ làm ếch giống, những bể xi măng trong nhà màng này sẽ được anh tận dụng nuôi 1 vụ ếch thịt thương phẩm.

Nhà màng không những giúp ếch giống phát triển tốt mà nuôi ếch thịt thương phẩm cũng rất tuyệt vời, con ếch phát triển rất tốt, ít bị bệnh tật đạt năng suất cao.

Trung bình, mỗi năm, gia đình anh Bảy xuất bán từ 30-50 vạn ếch giống Thái Lan với giá khoảng 1.000 đồng/con và từ 5-8 tấn ếch thịt thương phẩm với giao động từ 40 -50.000 đồng/kg.



 

Đàn ếch giống Thái Lan được nuôi trong nhà màng của gia đình anh Bảy phát triển nhanh, lớn đều tránh được tình trạng ếch ăn thịt lẫn nhau
Đàn ếch giống Thái Lan được nuôi trong nhà màng của gia đình anh Bảy phát triển nhanh, lớn đều tránh được tình trạng ếch ăn thịt lẫn nhau



Chia sẻ bí quyết nuôi ếch Thái Lan nhanh lớn với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Nguyễn Văn Bảy tiết lộ, bà con nên đầu tư nhà màng để nuôi ếch, tuy tốn kém nhưng nuôi rất chắc ăn, đầu tư một lần dùng được đến 10 năm mới phải thay lại nilon.

Thậm chí, nếu có nhà màng, bà con có thể giữ đàn ếch thịt đến tận vào mùa đông để bán với giá cao hơn-một điều rất hay

Ngoài ra, theo kinh nghiệm nuôi ếch của anh Bảy, ếch Thái Lan rất háu ăn và hay cắn nhau nên cần quan sát và kiểm tra thường xuyên để có biện pháp xử lý.

Lượng thức ăn cho ếch ăn điều chỉnh hàng ngày tùy theo sức ăn của ếch. Ếch trọng lượng 30 - 100g/con cho ăn 3 - 4 lần/ngày, trên 100g/con cho ăn 2 - 3 lần/ngày. Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm.

Cũng theo anh Bảy, loài ếch rất nhạy cảm với môi trường nước bẩn, hơn nữa  ếch thải nhớt da hàng ngày nên việc thay nước rất quan trọng.


 


"Nếu có ao hồ rộng, lại có chất lượng nước tốt thì làm lồng lưới nuôi ếch dưới áo là rất tốt. Nếu không có thì tốt nhất là sử dụng bể xi măng, bể lót bạt vì dễ thay nước hàng ngày, quản lý đàn ếch dễ hơn, không bị rủi ro...", anh Nguyễn Văn Bảy chia sẻ.

https://danviet.vn/la-ma-hay-dung-rap-tha-la-liet-con-op-oap-trong-be-xi-mang-de-1-lua-nuoi-met-nghi-20200526184032735.htm



Theo Phạm Anh  (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.