Kỳ 3: Cấp điện cho các đảo Tây Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tháng 11 và 12-2016, hàng ngàn người dân vùng xã đảo Lại Sơn (huyện Kiên Hải), Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương), tỉnh Kiên Giang phấn khởi lần đầu tiên sử dụng nguồn điện quốc gia khi các dự án kéo cáp điện vượt biển hoàn thành.


Nhìn những cột điện bằng thép cao sừng sững giữa biển với những sợi cáp kéo dài về phía chân trời, nhiều người chưa thể hình dung được hành trình đầy khó khăn để đưa điện về cho người dân ở các đảo thuộc vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.
 

Hành trình kéo cáp điện ngầm 110kV từ Hà Tiên ra Phú Quốc.
Hành trình kéo cáp điện ngầm 110kV từ Hà Tiên ra Phú Quốc.

69 ngày biển động

Để kéo được đường dây cáp điện nổi vượt biển, hạng mục đầu tiên là phải xây lắp hệ thống móng trụ vững chắc. Mỗi móng trụ bao gồm nhiều cọc bêtông dài từ 26-30 mét, cắm sâu xuống đáy biển.

Phần nổi trên mặt biển liên kết với nhau bằng sàn bêtông, cũng là đế móng để lắp đặt các cột điện bằng thép cao hàng chục mét.

Công việc này đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ cao. Vì vậy thi công trong môi trường sóng biển dập dềnh là chuyện khó, và việc thi công ở mùa biển động là không thực hiện được.

Chỉ cần chọn sai thời điểm hoặc không kịp thời ứng phó trước diễn biến bất thường của thời tiết là những sự cố có thể xảy ra. Quá trình thi công kéo cáp vượt biển dài 24 km xã đảo Lại Sơn (Kiên Giang) là một dẫn dụ.

Cho đến bây giờ anh Tăng Văn Sáu, chỉ huy phó hạng mục làm móng cho dự án trên (thuộc Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô), vẫn chưa quên được sự cố đầu tiên xảy ra trên biển trong quá trình thi công.

Được bàn giao mặt bằng, đơn vị của anh Sáu gần như triển khai ngay công tác thi công vào những ngày cuối năm 2015 để kịp tiến độ bàn giao vào tháng 4-2016, nhưng khi vừa bắt tay vào việc thì bão ập đến.

Nhóm thi công mà anh Sáu chỉ huy vừa đóng được những cọc đầu tiên thì siêu bão Melor (giật trên cấp 17) vượt qua Philippines vào Biển Đông (ngày 17-12-2015). Tuy bão nhanh chóng suy yếu nhưng gây sóng to gió lớn, nhóm thi công được lệnh khẩn cấp quay về bờ.

“Vùng biển gần khu vực thi công không có các bến cảng để tránh trú bão nên chúng tôi phải canh theo hướng gió để neo các sà lan chở vật tư cho hợp lý ở khu vực gần đảo. Nhưng gió liên tục đổi hướng làm một sà lan bị chìm xuống biển, may là các công nhân trước đó đã kịp điều động lên bờ” - anh Sáu nhớ lại.

Tại vị trí thi công móng ngoài biển, một khung sàn bằng sắt được lắp đặt phục vụ công tác thi công chưa kịp hoàn chỉnh cũng bị sóng biển đánh sập. Sự cố “chạm mặt bão” đã khiến công trình ngưng trệ suốt một tuần liền.

Không chỉ hạng mục làm móng, hạng mục lắp đặt trụ thép, kéo cáp cũng phải nhiều lần trì hoãn vì diễn biến bất thường của thời tiết biển.

“Trước mỗi chuyến đi, chúng tôi rất kỹ lưỡng theo dõi sát dự báo thời tiết rồi tham khảo thêm kinh nghiệm của người đi biển lâu năm. Ấy vậy mà không ít lần các sà lan chở cột thép, cần cẩu, công nhân chưa đến nơi thì bất thình lình xuất hiện những đợt sóng lớn buộc lòng phải quay về vì việc thi công trong điều kiện như vậy nguy cơ xảy ra sự cố rất cao” - anh Lê Phước An, Công ty cổ phần Xây lắp điện Cần Thơ, cho biết.

 

Đấu nối điện lưới quốc gia vào từng hộ dân trên đảo Hòn Nghệ.
Đấu nối điện lưới quốc gia vào từng hộ dân trên đảo Hòn Nghệ.

Sự cố cáp ngầm phút 89

Công trình đưa điện lưới quốc gia ra đảo Phú Quốc được biết đến là dự án cáp ngầm xuyên biển dài nhất Đông Nam Á với hơn 57km đường dây cáp ngầm đi xuyên dưới đáy biển.

Công trình này chính thức đóng điện ngày 2-2-2014 (đúng mùng 3 Tết Nhâm Ngọ) và khánh thành bốn ngày sau đó trong niềm hân hoan của hàng chục ngàn hộ dân trên đảo.

Ông Huỳnh Quang Hưng, phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, khoe rằng lượng du khách đến Phú Quốc trong năm 2016 đạt đến ngưỡng 1,5 triệu người, tăng đến 200% so với năm 2014, cơ sở hạ tầng trên đảo từng bước hoàn chỉnh, đời sống người dân từng bước được nâng lên...

Ông Hưng khẳng định: “Chắc chắn rằng Phú Quốc sẽ không phát triển được như vậy nếu như chưa có đường dây cáp đưa điện lưới quốc gia ra đảo”.

Sự thành công của dự án này không suôn sẻ như những gì người ta biết đến. Quá trình triển khai dự án trải qua những thời khắc căng thẳng đến nghẹt thở của hàng trăm công nhân, kỹ sư trực tiếp thi công dự án.

Sau gần một năm thi công, ngày 7-11-2014, dự án được đóng điện nghiệm thu. “Nhưng chỉ vài chục giây sau, hệ thống rờle tự động bật ngược báo hiệu có sự cố kỹ thuật trước sự ngỡ ngàng của những người chứng kiến” - ông Trần Minh Dương, phó giám đốc Công ty Lưới điện cao thế miền Nam, người trực tiếp điều hành việc tiếp nhận điện tại trạm biến áp 110 kV Phú Quốc, nhớ lại.

Biết là sự cố nhưng để xác định đó là sự cố gì, xảy ra ở vị trí nào, giải pháp thực hiện ra sao, thời gian bao lâu là cuộc tranh luận nảy lửa giữa nhà thầu chính thi công dự án, Tập đoàn Prysmian Powerlink SRL (Ý), và đơn vị nhà thầu phụ, tư vấn giám sát (Việt Nam). Đường cáp có đoạn nổi, đoạn ngầm.

 

Tiếp tục cấp điện quốc gia 
cho 5 đảo Tây Nam

Ngoài huyện đảo Phú Quốc được cấp điện bằng cáp ngầm, ba xã đảo khác là Lại Sơn, Hòn Tre (trung tâm huyện Kiên Hải) và Hòn Nghệ (Kiên Lương) đều thuộc tỉnh Kiên Giang đã có lưới điện quốc gia từ đường dây cáp nổi vượt biển.

Theo kế hoạch từ nay đến năm 2020, EVN SPC tiếp tục đầu tư các dự án cấp điện cho các xã đảo khác như: Hòn Heo (huyện Kiên Lương), Hòn Đốc (thị xã Hà Tiên), An Sơn và Nam Du (huyện Kiên Hải), Hòn Thơm (huyện Phú Quốc). Trong giai đoạn này, đảo Phú Quốc sẽ được tiếp tục đầu tư một đường dây cáp nổi nối đất liền, song song với dự án cáp ngầm hiện tại.

Trong khi nhà thầu Ý khẳng định chất lượng phần ngầm chưa từng bị sự cố thì các đơn vị vận hành đoạn nổi đấu nối vào cáp ngầm cũng khẳng định vận hành bình thường.

“Có thể nói đó là thời điểm căng thẳng tột độ không chỉ của nhà thầu mà cả chủ đầu tư vì quá cận thời gian cam kết hoàn thành dự án với Nhà nước, nhân dân”, một cán bộ Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) chia sẻ.

Để giải quyết sự cố trên, EVN SPC đã thành lập “bộ chỉ huy tiền phương” do phó tổng giám đốc Hồ Quang Ái chỉ huy trực tiếp. Sau nhiều buổi họp bàn với các đơn vị, bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, ông Trần Minh Dương nghi ngờ sự cố nằm ở đoạn cáp ngầm vượt biển và đề xuất phương án tìm vị trí sự cố.

Nhà thầu Ý cho rằng nếu triển khai theo phương án này thì phải sử dụng thiết bị từ nước ngoài về và nếu có phát hiện sự cố thì công tác khắc phục cũng phải mất vài tháng. Không để lỗi hẹn với thời gian cam kết, ông Dương tiếp tục đề xuất dùng thiết bị sẵn có của EVN PSC và mượn thêm một thiết bị của Tổng công ty Điện lực TP.HCM để thực hiện việc dò tìm sự cố ở hai đầu đoạn cáp ngầm.

Phương án này được chấp thuận và cuối cùng sự cố được xác định do một đoạn cáp ngầm bị lỗi (có bọt khí trong dây cáp) cách bờ biển Phú Quốc khoảng 2,5 km.

Dù vậy, việc triển khai khắc phục cũng là một thách thức vì đoạn cáp ngầm được chôn sâu dưới đáy biển tới 2 mét, nặng hàng ngàn tấn phải được đưa lên khỏi mặt biển để cắt ra và đấu nối lại. Để chạy đua với thời gian, hàng chục kỹ sư trong và ngoài nước đã được huy động làm việc trong ba tuần mới khắc phục xong sự cố kịp cấp điện cho người dân đúng ngày mùng 3 Tết.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.