Kỳ 2: Thoát nghèo, cần những cách làm cụ thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong số hộ nghèo theo tiêu chí mới (giai đoạn 2011-2015) còn cho đến thời điểm hiện nay của cả tỉnh thì trong đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất cao: 62.867 hộ/79.417 hộ (79,16%). 4 huyện có số hộ nghèo trên 50% là Kông Chro, Krông Pa, Kbang và Ia Pa. Xét về mặt trình độ dân trí, địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội ở các địa phương này cho ta vấn đề cần suy nghĩ trong chiến lược giảm nghèo, nhất là những năm đầu của thập kỷ thứ hai, thế kỷ XXI này...

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số định cư chủ yếu là vùng xa, vùng sâu, không thuận lợi về nhiều mặt, đặc biệt là giao thông, trình độ học vấn còn thấp, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác cây trồng, vật nuôi còn hạn chế, khó có điều kiện tiếp cận thị trường… Hạ tầng sản xuất và xã hội ở những vùng này còn đang bất cập. Mục tiêu của Gia Lai đề ra là phấn đấu mỗi năm bình quân giảm nghèo từ 3% đến 4% số hộ; riêng các huyện có số hộ nghèo trên 50% phải giảm được ít nhất là 5% hộ/năm. Thực hiện được mục tiêu này không hề dễ, nếu không có những chính sách đúng và cách làm cụ thể và phải chính là “người trong cuộc” thật sự vào cuộc, coi chuyện giảm nghèo làm giàu là của chính bản thân mình, gia đình mình.

 
Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách ưu tiên cho vùng khó khăn là việc làm cần thiết, nhưng không phải chỉ có thế là đủ, mà còn phải tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục bền bỉ, lâu dài, làm cho bà con nhận thức được về tư tưởng, đồng thời nhất định phải chống thói quen trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, dựa vào những chính sách ưu tiên đối với vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt triệt để xóa bỏ những tập tục lạc hậu trong đời sống và sản xuất, trong tư duy “tự bằng lòng”, yên phận, vốn đã tồn tại trong một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số.
Một ví dụ, khi mùa màng bội thu thì tiêu xài vô tội vạ, không biết tính toán, dành dụm phòng khi mưa không thuận gió không hòa. Nhiều vùng ở Krông Pa, mới đây được mùa mì, giá lại cao, bán được tiền thì dùng vào việc mua sắm những thứ xa xỉ, còn xa lạ với đồng bào như xe máy đắt tiền, ti vi, đầu đĩa, điện thoại di động, tủ lạnh, salon… để rồi vứt đi chỉ một thời gian ngắn sử dụng, thật là lãng phí. Những nơi bà con được đền bù một khoản tiền không nhỏ khi di dời ở các công trình xây dựng của Nhà nước cũng có trường hợp tương tự-thủy điện An Khê-Ka Nak (huyện Kbang), thủy lợi Ia Mơr (huyện Chư Prông) là những đơn cử. Nếu bản thân biết tính toán, có người hướng dẫn, những khoản tiền lớn ấy sẽ vô cùng có ích cho bà con trong việc đầu tư tái sản xuất và hiệu quả nhất định sẽ cao, cơ hội thoát nghèo là điều có thể. Chưa nói đến việc còn có tình trạng bà con bán đất, bán ruộng để tiêu xài vào những mục đích vô bổ, để rồi lại thiếu đất, lại lùi sâu vào rừng đốt rừng làm rẫy, vi phạm pháp luật…

Vấn đề nữa, việc chọn giải pháp để hỗ trợ bà con trong sản xuất, cần lắm việc thấu hiểu về phong tục, tập quán, trình độ canh tác, cây trồng, vật nuôi. Không ít các chủ trương hết sức vô lý và rập khuôn, “chuyển đổi cây trồng, vật nuôi”- khẩu hiệu này không phải đúng cho mọi trường hợp, mọi nơi, nó chưa phải là chiếc gậy thần vạn năng. Hiện những loại cây trồng “bình dân” như mì, bắp (không phải lai), chuối, ớt, rau, củ quả… được coi là “sạch” chẳng phải xuất xứ từ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đấy sao? Có cần thiết đưa cây giống lai vào thay thế cho những loại cây trồng truyền thống này chưa, trong khi thị trường nội địa không có chỗ đứng bền vững, xuất khẩu lại bấp bênh, đối tác không ổn định; vả lại với trình độ canh tác của bà con vùng dân tộc thiểu số chưa thể tiếp thu cái mới này được. Đã có những bài học thất bại về đầu tư, chuyển đổi cây trồng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thay vì hướng dẫn cho bà con biết thâm canh những cây trồng “của họ” lại bỏ tiền ra để nhập khẩu những giống cây còn chưa được thực nghiệm giao cho bà con làm, kết cục “tiền mất tật mang”.

Lĩnh vực chăn nuôi cũng tương tự, những con vật đã quá quen thuộc, gần gũi muôn đời với đời sống cộng đồng của bà con, hiện cũng đã là đặc sản trên thị trường thực phẩm, giá trị cũng không nhỏ, những loại vật nuôi ấy (gà, heo, bò, dê, trâu…) gần như cũng đã thích nghi môi trường sống, khả năng chống chịu dịch bệnh khá cao. Đã cần thiết chưa khi mà ta ra sức vận động bà con bỏ đi những loại vật nuôi truyền thống này để chạy theo “chuyển đổi”? Câu hỏi của các nhà “chuyển đổi…” về năng suất có thể quá dễ dàng khi trả lời rằng, thời nay đã đến lúc thị trường người ta nhìn vào chất lượng và giá trị của cái mà nhiều người ưa dùng, sành dùng.

Nói như trên không có nghĩa việc vận động chuyển đổi cây trồng-vật nuôi, đầu tư, khuyến khích áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ bị lãng quên, mà phải tùy từng địa phương, từng cộng đồng, từng khả năng tiếp nhận cái mới của bà con mà có hướng chỉ đạo, vận động cụ thể trong việc giảm nghèo, tránh chạy theo thành tích ghi từ phía suất đầu tư, mà không tính đến kết quả “đầu tư” cụ thể trong từng hộ, từng nhà… Những chính sách cho vay hộ nghèo cũng cần xem lại, hiện đâu đó vẫn có tình trạng bà con vay tiền cất kỹ vào ống tre để đến hạn đem trả lại cho ngân hàng. Tiền cho vay muốn đạt hiệu quả, thiết nghĩ người cho vay phải là người đồng hành cùng người vay trong việc sử dụng nó, chỉ cho người vay cần làm gì với những đồng tiền được vay, tránh việc kiểm tra qua… dự án, theo… dự án.

Mạo muội nêu vài nội dung cụ thể xem có ích gì cho việc vận động bà con đồng bào dân tộc thiểu số-đối tượng chủ yếu đang hướng đến của mục tiêu giảm nghèo, sớm thoát nghèo, tự vươn lên làm giàu trong tương lai… Cùng với đó, không thể thiếu một bản-quy-hoạch, khảo sát điều tra tỉ mỉ để rồi có chủ trương phù hợp, đầu tư đúng chỗ, đúng lúc, đúng đối tượng và có hiệu quả. Mục tiêu giảm nghèo nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng trong giai đoạn tới sẽ không đạt, không bền vững, nếu không tìm một cách làm đúng, phù hợp mặt bằng dân trí và tôn trọng thực tế, tôn trọng và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của từng vùng, từng dân tộc… trong đời sống xã hội nói chung và trong sản xuất nông- lâm nghiệp nói riêng!

Bích Hà

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.