Kon Tum: Xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh "Làng kháng chiến Xốp Dùi"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 22-12, tại xã Xốp, huyện Đak Glei (Kon Tum), lãnh đạo, chính quyền địa phương và đông đảo bà con nhân dân xã Xốp đã đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh “Làng kháng chiến Xốp Dùi”.
 

Lãnh đạo tỉnh Kon Tum trao bằng xếp hạng di tích “Làng kháng chiến Xốp Dùi” là di tích lịch sử cấp tỉnh. Ảnh: Hoài Trần
Lãnh đạo tỉnh Kon Tum trao bằng xếp hạng di tích “Làng kháng chiến Xốp Dùi” là di tích lịch sử cấp tỉnh. Ảnh: Hoài Trần

Di tích làng kháng chiến Xốp Dùi được xem là hình mẫu trong phong trào kháng chiến chống Pháp, nằm về phía Đông Nam của xã Xốp, nơi có địa hình hiểm trở, có núi cao, suối sâu tạo thành một vùng căn cứ vững chắc là cơ sở cho ta xây dựng căn cứ địa cách mạng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Tháng 7-1946, Xứ ủy Trung kỳ và phân ban vận động quốc dân thiểu số Nam Trung bộ quyết định thành lập đội vũ trang công tác, phái lên xây dựng cơ sở ở Tây Nguyên. Tại Kon Tum có hai đội, trong đó đội thứ nhất gồm 5 người do đồng chí Nguyễn Hữu Tiến làm đội trưởng, cùng đồng chí Lê Hồng Tiệm, Hoàng Tăng (Trịnh Tiên), Cù Văn Hương, Siu Pơi (dân tộc Jrai) dựa vào miền Tây Quảng Ngãi, Quảng Nam tiến lên gây dựng cơ sở vùng Mường Hoong, Ngọc Linh, xã Xốp, xã Đoàn (huyện Đak Glei). Một số đồng chí cán bộ người Kinh được phân công lên hoạt động gây dựng cơ sở vùng này như ông Nguyễn Chiến, Ba Neo (Trần Quang Hải), Lê Nho Trì, Lữ Đình Nây… là những người trực tiếp đến với làng Xốp Dùi nói riêng và xã Xốp nói chung để tổ chức cho dân làng đánh giặc.

Ban Cán sự tỉnh Kon Tum và huyện Đak Glei lấy làng Xốp Dùi làm trung tâm chỉ huy để thực hiện chủ trương xây dựng xã Xốp thành xã kháng chiến kiểu mẫu toàn vùng. Ngày ấy, làng kháng chiến Xốp Dùi có 80 hộ với 200 nhân khẩu thuộc dân tộc T’rẻ (Xê Đăng).

Vị trí của làng Xốp Dùi thuận lợi cho các hoạt động trú quân và qua lại đường 14 của ta. Được sự chỉ đạo của huyện và sự giúp đỡ của bộ đội địa phương, bộ đội độc lập, ông A Mét (Môn) cùng một số người đứng ra vận động nhân dân rào làng bố phòng. Vũ khí chủ yếu là tên, ná, mang cung, chông, bẫy đá, một số súng kíp, lựu đạn do bộ đội Nam tiến để lại.

Giữa năm 1946, được tin xã Xốp bố phòng, Pháp đưa một toán lính đến càn quét, vào tới đầu làng Xốp Dùi chúng đã bị sập hầm chông, trúng mang cung chết và bị thương 4 tên quá hoảng sợ chúng phải rút lui.

Cho đến năm 1949-1950, toàn bộ người dân làng Xốp Dùi đều được đứng trong các tổ chức. Các em nhỏ thuộc đội thiếu niên cứu quốc; thanh niên thì vào du kích; các mẹ, các chị nằm trong hội những người đi lấy củi, hội phát rẫy, đàn ông lớn tuổi thì vào hội đi săn... để phục vụ cách mạng.

Tháng 1-1950, địch đưa 2 trung đội lính tiếp tục tiến công vào làng Xốp Dùi, 2 tên bị diệt tại chỗ, một số tên khác bị thương do trúng mang cung, sập hầm chông.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người dân Xốp Dùi đã một lòng một dạ theo Đảng, quyết tâm đánh giặc đến cùng. Du kích xã Xốp là một trong những điển hình bắn máy bay Mỹ, trong vòng 3 năm (từ năm 1969 đến năm 1971) du kích xã Xốp đã bắn rơi 5 chiếc máy bay trên bầu trời xã Xốp.

Ghi nhận công lao, thành tích kháng chiến của nhân dân làng Xốp Dùi, ngày 20-8-2015 UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quyết định số 487/QĐ-UBND xếp hạng di tích cấp tỉnh “Di tích lịch sử làng kháng chiến Xốp Dùi”.

Tại buổi lễ, ông Lại Xuân Lâm-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã trao bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh “Làng kháng chiến Xốp Dùi”; cá nhân ông Lại Xuân Lâm cũng đã trao 75 suất quà cho 75 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời động viên người dân tiếp tục phát huy hơn nữa giá trị lịch sử đấu tranh cách mạng cha ông đi trước, góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh.

Hoài Trần

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.