Tham gia Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) từ năm 1982, hơn 40 năm qua bằng những việc làm cụ thể Việt Nam đã thể hiện là một thành viên có trách nhiệm trong thực hiện các cam kết quốc tế cũng như triển khai nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm, thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số.
(GLO)- Lời Tòa soạn: Cách đây 78 năm, trong thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số (DTTS) miền Nam họp tại Pleiku ngày 19-4-1946, Bác Hồ đặc biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân, nhiều năm qua, Việt Nam đã quan tâm xây dựng và ban hành nhiều chính sách, quy định pháp luật đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn.
(GLO)- Huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Qua 20 năm thực hiện Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW ngày 1-8-2003 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc tổ chức Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc”, Đức Cơ đã không ngừng củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
(GLO)- Những năm qua, thị xã Ayun Pa luôn quan tâm nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với quy hoạch đội ngũ cán bộ. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
(GLO)- Nhằm phát huy hơn nữa vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), các ngành, địa phương trong tỉnh luôn quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách, đồng thời chú trọng việc cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ này.
(GLO)- Cuộc thi viết “Về sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc“ trên báo Gia Lai lần thứ II-2022 do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức từ ngày 21-6 đến 5-11 đã kết thúc với nhiều dấu ấn đậm nét, tạo hiệu ứng sâu rộng trong xã hội.
(GLO)- Không chỉ là tấm gương sáng để dân làng noi theo, nhiều già làng ở huyện biên giới Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã phát huy vai trò trung tâm đoàn kết cộng đồng trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo quốc phòng-an ninh tại địa phương.
Gần đây tại các khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số, một số đối tượng xấu thường xuyên lợi dụng vấn đề ngôn ngữ các dân tộc thiểu số để tung tin giả, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, kích động sắc tộc, chia rẽ vùng, miền, gây mất ổn định trật tự-an toàn xã hội... Vì vậy chúng ta cần hết sức cảnh giác, nhận diện rõ vấn đề này một cách kịp thời và đưa ra phương pháp đấu tranh, phòng chống hiệu quả...