Khỏe trước đã, học hành là chuyện cả đời

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Mới rồi anh bạn tôi than vãn con cái học hành tử tế, bằng cấp cũng không đến nỗi nào nhưng đôn đáo khắp nơi xin việc mà không được. “Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặt nặng vấn đề chống tiêu cực, tham nhũng, chọn người tài chứ không phải người nhà, không theo kiểu “4 C” (con cháu các cụ) mà sao kỳ vậy ông?”-tôi hỏi.
Có sức khỏe là có tất cả (ảnh internet)
Có sức khỏe là có tất cả (ảnh internet)
Và đây là những gì gọi là lý do mà anh nêu ra.
Theo anh bạn tôi, không đổ cho tiêu cực, trước tiên là ở “chính mình, gia đình mình”. Lộ rõ nỗi khốn khổ, anh không giấu vẻ nặng nề: con anh hạn chế cả về chiều cao lẫn cân nặng. Chính sách tuyển dụng nhân viên trong các cơ quan, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị các cấp của ta có nhiều ưu việt, thể hiện sự nghiêm túc và cả tính nhân văn nhân đạo rất cao. Như tuyển cả người từng vướng vào tệ nạn chẳng hạn.
Nhưng trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hay doanh nghiệp FDI thì đây mới thành vấn đề. Và anh bạn tôi chua chát thừa nhận: “Cháu không đáp ứng yêu cầu của họ. Cháu học giỏi nhưng chưa phải xuất sắc, trong khi ngoại hình thì thấp, nhìn không được xinh. Từ nhỏ cháu chỉ lo học, học cũng được nên sinh ra tự tin thái quá. Điều này khiến khi phỏng vấn, cháu để lộ nhiều sơ suất bất lợi. Nghĩ lại thì đã muộn”. “Muộn vì nỗi gì?”-tôi hỏi. Anh chua chát trả lời: “Ở đây có phần lỗi của vợ chồng tôi. Chúng tôi mải lo làm ăn, bận rộn, chỉ chăm chăm chuyện học mà ít chăm lo bồi dưỡng thể chất con cái, để cháu từng đau yếu, còi cọc mới đến nông nỗi, cơ sự. Phải chi hồi đó vợ chồng tôi chú trọng thể chất cháu hơn. Nghĩ lại mới thấy, các cụ nói học hành là chuyện cả đời quả không sai ông ạ”.
Thời nay, khi khoa học công nghệ phát triển, người thấp có thể kéo dài xương đến mấy chục cm, nhan sắc không như ý có thể “đập đi xây lại”. Nói vậy chứ không đơn giản. Tôi có ý định “tư vấn” cho bạn, nhưng lại kịp thôi. Dù vậy vẫn cảm thấy bất nhẫn vì điều suy nghĩ trong đầu. 
Tâm sự của bạn khiến câu chuyện giữa chúng tôi chùng xuống. Tôi có may mắn không khi vợ chồng thuộc dạng “mi nhon”, kinh tế chẳng khá giả gì, hiểu biết, kinh nghiệm hạn hẹp nhưng con cái không đến nỗi nào, không còi cọc, ốm đau vặt, cũng mét bảy trở lên? Chúng không giỏi giang xuất chúng nhưng biết học, biết lo. Thực sự là vợ chồng tôi không đặt nặng thành tích học tập của con cái. Chúng tôi coi các cháu khỏe mạnh, phát triển bình thường là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất. Và coi sự học của chúng là “sự nghiệp cả đời”, chẳng phải ngày một ngày hai, không thể cứ thúc ép, bắt buộc là được. 
Có sức khỏe là có tất cả. Dẫu vậy nhưng để có sức khỏe cũng không phải chỉ chú trọng ở khẩu phần ăn chất lượng. Nó còn có cả chế độ sinh hoạt, làm việc, ngủ nghỉ. Nó còn yêu cầu vận động, thể dục thể thao. Nó còn yêu cầu thăm khám, chữa bệnh thường xuyên, kịp thời... Đó là chưa kể nhiều tác động khác đến từng tế bào xã hội-gia đình và con người sống trong đó.
Ví như lối sống, tập quán của người nước ta đây, thật ra còn nhiều điều để lo lắm. Không phải cứ nhà cao cửa rộng là chủ quan ỷ y. Người ta cái nhà không cứ phải to, phải cao, phải rộng, bày biện trang trí mà chính là vệ sinh, sạch sẽ, tiện dụng. Chỉ riêng tiêu chí vệ sinh, ta đã khó mà theo kịp xứ người, khi bụi bẩn, côn trùng, mùi lạ còn đó; khi không yên tâm vì thiếu an toàn nhưng không thể không ăn để rồi tự an ủi mình rằng “không ăn cũng chết mà ăn cũng chết”, “con đường ngắn nhất ra đến nghĩa địa là từ thực quản đến dạ dày”. Miếng ăn đã không an toàn thì nói chi bao nhiêu thứ khác (ngủ, mặc, vui chơi, làm lụng, chăm lo sức khỏe, đi lại, học tập...), với tập quán lạc hậu ngàn đời đeo bám. Chỉ riêng môi trường thôi, triều cường lên là ngập lai láng, nước non ngầu đục, đầy ứ rác thải hôi hám; sau cơn bão lũ là rác thải chất chồng bờ biển, rồi ô nhiễm tiếng ồn, bụi mịn, ánh sáng... Hỏi tìm chỗ an toàn ở đâu? Mà không có thì đành “sống chung với lũ”(!). Đấy là môi trường tự nhiên, còn môi trường xã hội với những tệ nạn và tội phạm, thói hư tật xấu thời buổi cơ chế thị trường, nỗi lo còn lớn hơn. 
Từ chuyện bất lợi về tầm vóc, ngoại hình của con bạn, tôi lại lẫn sang chuyện môi trường. Nhưng có liên hệ gì không các bạn? Chắc chắn là có! Và khi an toàn môi trường báo động như thế thì sức khỏe, nhân cách con người, nhất là thế hệ tương lai đang bị thách thức từng giờ từng phút. Trong tình hình hiện nay, làm cha làm mẹ, chúng ta mong con khỏe mạnh trước khi học tốt có phải phiến diện, là sai, hay là phải đòi hỏi tất thảy?!
THÀNH LONG

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hồng Bích (38 tuổi) để điều tra về tội “Giết người”, người dân ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch nơi nghi phạm cư trú không khỏi bàng hoàng với thủ đoạn tàn độc của người phụ nữ này.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.
Các đội thi thuyết trình về sản phẩm tái chế của mình trước Ban Giám khảo cuộc thi

Gia đình chị Nguyễn Thị Hường giành giải nhất hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường” thị xã An Khê

(GLO)- Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2024), ngày 24-6, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị xã An Khê tổ chức Hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường”. Gia đình chị Nguyễn Thị Hường-hội viên phụ nữ xã Cửu An xuất sắc giành giải nhất hội thi.