Khánh thành bệnh viện hơn 1.100 tỷ ở Đắk Lắk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên được đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng với cơ sở, trang thiết bị hiện đại để phục vụ người dân các tỉnh Tây Nguyên.
Sáng 26/2, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ khánh thành Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên (đường Trần Quý Cáp, TP Buôn Ma Thuột).
Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên được khởi công xây dựng từ năm 2010 với tổng vốn hơn 1.100 tỷ đồng, 800 giường bệnh, trên diện tích hơn 70.000 m2.
Theo kế hoạch, bệnh viện đi vào hoạt động vào năm 2013 nhưng sau nhiều lần trì hoãn, đến nay cơ sở y tế này mới chính thức đi vào hoạt động.
 
Bệnh viện đa khoa vùng Tây nguyên được đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng. Ảnh: Minh Lộc.
Bệnh viện được kỳ vọng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên cũng như một số tỉnh lân cận 2 nước bạn Lào, Campuchia.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Doãn Hữu Long, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, cho biết do điều chỉnh chính sách trong kinh tế vĩ mô và một số nguyên nhân, khiến Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên chậm hơn so với kế hoạch ban đầu.
 
Máy tạo nhịp tim được lắp đặt tại bệnh viện để phục vụ người dân. Ảnh: Minh Lộc.
Do đó, bệnh viện cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt các kỹ thuật hiện đại. Ngoài ra, bệnh viện phải không ngừng đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
 
Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên. Ảnh: Google Maps.
Tây Nguyên (Zing.vn)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.