Ia Pnôn: Khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Diện mạo xã biên giới Ia Pnôn (huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã có nhiều khởi sắc sau 7 năm chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, với các tiêu chí còn lại, xã vẫn đang loay hoay vì khó huy động sự đóng góp từ người dân.

Xã biên giới Ia Pnôn có 4 làng với 1.244 hộ/4.927 khẩu, trong đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 91%. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn thiếu thốn, một bộ phận người dân có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước... Đến nay, Ia Pnôn mới chỉ đạt 7/19 tiêu chí (theo Bộ tiêu chí mới) về xây dựng NTM, gồm: quy hoạch, điện, thủy lợi, thông tin và truyền thông, giáo dục, quốc phòng-an ninh, y tế. Nhiều tiêu chí quan trọng như: giao thông, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, hộ nghèo, thu nhập... vẫn đang là “bài toán” nan giải của địa phương.

 

Một góc xã biên giới Ia Pnôn. Ảnh: P.D
Một góc xã biên giới Ia Pnôn. Ảnh: P.D

Hiện nay, tỷ lệ cứng hóa đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện mới chỉ đạt 55%; đường làng, ngõ xóm đạt 51,4%; gần 18 km đường liên thôn, liên xã là đường đất thường lầy lội vào mùa mưa. Hơn nữa, hệ thống mương thoát nước chủ yếu là mương đất nên bị xói mòn vào mùa mưa, một số tuyến đường nội đồng đi ra khu sản xuất chưa có cầu qua suối gây khó khăn cho người dân... Mặc dù xã thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân dọn dẹp đường làng, ngõ xóm, đào hố rác tự hoại trong vườn nhà nhưng ý thức bảo vệ môi trường chưa cao; tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh thấp; các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, vốn đầu tư thấp chưa thể xây dựng chuồng trại đảm bảo quy trình, chưa có khu chăn nuôi tập trung...

Chủ tịch UBND xã Rơ Châm Khiêm cho hay: “Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong xã còn khá cao, cụ thể xã hiện còn 278 hộ nghèo (chiếm 22,3%) và 168 hộ cận nghèo (chiếm 13,50%); trong đó số hộ nghèo khó có khả năng thoát nghèo chiếm tới 70,2% do tàn tật, già cả, neo đơn...”. Mặc dù chính quyền xã, Đồn Biên phòng Ia Pnôn và các đội sản xuất của Công ty 72 (Binh đoàn 15) đã triển khai nhiều giải pháp, từ hỗ trợ kỹ thuật, cây-con giống, xóa nhà dột nát, giúp người già neo đơn, “nâng bước em đến trường”... nhưng công tác giảm nghèo của xã vẫn chưa mang lại kết quả khả quan. “Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục phối hợp với các ngân hàng và đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế; đồng thời triển khai kế hoạch giảm nghèo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ phụ trách giúp các hộ thoát nghèo, nâng cao thu nhập”-ông Rơ Châm Khiêm cho biết.

Trao đổi về một số giải pháp xây dựng NTM trong thời gian tới, ông Khiêm nhấn mạnh: Công tác tuyên truyền, vận động sẽ tiếp tục được đẩy mạnh đến từng cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, xã cũng sẽ huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đặc biệt, trong năm 2018, xã phấn đấu đạt các tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, một số nội dung của tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. Theo đó, xã sẽ vận động các nguồn xã hội hóa để đầu tư mua sắm trang-thiết bị âm thanh cho các hội trường, nhà văn hóa; mua các dụng cụ tập thể thao; tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân chăm lo sức khỏe cho con em nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng; đẩy mạnh tuyên truyền để các hộ kinh doanh ký cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phương Dung

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.