Hiện tượng trăng xanh kỳ thú diễn ra vào rằm tháng 7 âm lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trăng xanh sẽ xuất hiện trên bầu trời đêm vào ngày 22.8 tới, cũng chính là ngày rằm tháng 7 âm lịch ở Việt Nam.
Hiện tượng trăng xanh kỳ thú sẽ rơi vào ngày 22.8 tới. Ảnh: AFPHiện tượng trăng xanh kỳ thú sẽ rơi vào ngày 22.8 tới. Ảnh: AFP
Hiện tượng trăng xanh kỳ thú sẽ rơi vào ngày 22.8 tới. Ảnh: AFP
Theo thông tin từ NASA, bầu trời đêm 22.8 tới - đúng đêm rằm tháng 7 âm lịch ở Việt Nam - sẽ chào đón hiện tượng tượng mặt trăng kỳ thú được gọi là ''trăng xanh''.
Tuy nhiên, tên gọi trăng xanh không có nghĩa là Mặt trăng sẽ tỏa ra ánh sáng có sắc thái xanh, thay vào đó nó xuất hiện với hình ảnh quen thuộc như chúng ta vẫn thấy.
Trước đó, trong quá khứ đã xuất hiện những trường hợp bầu khí quyển bất thường khiến cho Mặt trăng và cả Mặt trời có màu hơi xanh, do tro bụi núi lửa (từng xảy ra sau vụ phun trào núi lửa Krakatoa tháng 3.1883) hoặc khói bụi cháy rừng (vụ cháy miền Tây Canada tháng 9.1950) bay vào khí quyển.

Trong trường hợp hy hữu khi bầu khí quyển bất thường mới khiến cho Mặt trăng trông có màu hơi xanh. Ảnh: NASA
Trong trường hợp hy hữu khi bầu khí quyển bất thường mới khiến cho Mặt trăng trông có màu hơi xanh. Ảnh: NASA
Theo lý giải của Space.com, cách gọi trăng xanh xuất phát từ 2 định nghĩa về hiện tượng này.
Một bài báo trên tạp chí Sky and Telescope số ra tháng 3.1946 lý giải thuật ngữ trăng xanh (Blue Moon) dùng để chỉ trăng tròn thứ 3 trong một mùa có 4 lần trăng tròn. Trong trường hợp này, trăng xanh được tính theo mùa và chỉ xảy ra 2,5 năm một lần.
Sau này, trăng xanh được định nghĩa lại là trăng tròn thứ 2 trong một tháng dương lịch và cách hiểu này được đông đảo mọi người chấp nhận.
Theo cách tính này, giữa các lần trăng tròn cách nhau khoảng 29,5 ngày do vậy có thể có 2 lần trăng tròn với những tháng dài 30 hoặc 31 ngày. Điều này cũng có nghĩa là tháng 2 sẽ không bao giờ có trăng xanh.
BẢO CHÂU (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vành nhật hoa Mặt Trời được quan sát bởi ASPIICS của Proba-3. (Nguồn: ESA)

ESA lần đầu tiên công bố hình ảnh vành nhật hoa của Mặt trời nhờ nhật thực nhân tạo

(GLO)- Hai vệ tinh Proba-3 của Châu Âu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với bức ảnh về vành nhật hoa - lớp khí quyển ngoài cùng và bí ẩn nhất của Mặt Trời - vô cùng rõ nét. Đây cũng là lần đầu tiên, hiện tượng nhật thực toàn phần được tạo ra bởi con người mà không cần Mặt Trăng.

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

(GLO)-Nhiếp ảnh gia người Trung Quốc Dong Shuchang đã ghi lại cảnh tượng Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng vào ngày 31-5. Anh đã viết trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc Weibo rằng lần đầu tiên anh bắt gặp hiện tượng tương tự là vào tháng 5-2022.

null