Hiện tượng thiên văn kỳ thú tháng 5: Siêu nguyệt thực và mưa sao băng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Siêu nguyệt thực toàn phần và mưa sao băng... là những hiện tượng thiên văn kỳ thú dự kiến xảy ra trong những ngày đầu tháng 5.
Mưa sao băng Eta Aquarid năm 2021 dự báo đạt cực đại vào tối 4.5 và kéo dài tới ngày 5.5, theo AccuWeather.
Mưa sao băng ưu ái nam bán cầu nên những người yêu thiên văn có thể quan sát thấy 40 sao băng mỗi giờ vào thời điểm mưa sao băng cực đại. Trong khi đó, ở bắc bán cầu, những người yêu thiên văn có thể nhìn thấy từ 10 đến 30 sao băng mỗi giờ.
Đá và mảnh vỡ do sao chổi Halley, một trong những thiên thể nổi tiếng nhất trên bầu trời đêm, tạo nên mưa sao băng. Sao chổi dự kiến quay trở lại nhóm hành tinh có quỹ đạo gần mặt trời hơn trong hệ mặt trời vào năm 2061.

Một vệt sao băng xuyên qua bầu trời đêm Myanmar trong trận mưa sao băng Geminid năm 2018. Trong tháng 5, có nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú không thể bỏ lỡ, trong đó có mưa sao băng. Ảnh: AFP.
Một vệt sao băng xuyên qua bầu trời đêm Myanmar trong trận mưa sao băng Geminid năm 2018. Trong tháng 5, có nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú không thể bỏ lỡ, trong đó có mưa sao băng. Ảnh: AFP.
Trong tháng 5, những người yêu thiên văn cũng dự kiến quan sát được cuộc "viếng thăm" của sao Thủy. Sao Thủy có thể quan sát được trên bầu trời đêm vào giữa tháng 5.
Những người say mê khám phá không gian vũ trụ có thể quan sát được hành tinh nhỏ nhất và gần mặt trời nhất vào đêm 13.5 khi hành tinh này ở vị trí kế bên mặt trăng lưỡi liềm.
Cuối cùng, hiện tượng thiên văn kỳ thú khác trong tháng 5 là hiện tượng nguyệt thực toàn phần vào ngày 26.5. Mặt trăng vào thời điểm đó là siêu trăng (mặt trăng ở vị trí gần nhất so với Trái đất), do đó sự kiện này trở thành siêu nguyệt thực.
Nguyệt thực tháng 5 sẽ chỉ quan sát được ở phía tây của Mỹ. Những nơi khác trên thế giới có thể nhìn được siêu trăng.
THANH HÀ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm