Hết Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hết Tết. 2 từ ngắn gọn mà chấm dứt mọi vui thú, hứng khởi của những xôn xao, ồn ào, đoán định trước đó cả tháng. Và dù cho có thiếu thốn, có chật vật hay dư dả, đủ đầy thì một cái Tết đoàn viên cũng đã trôi qua thật nhanh chóng. Vậy là lại bắt tay vào việc xếp đồ đạc vào ba lô, chuẩn bị rời nhà, rời quê đi học, đi làm.
Mới đây thôi, con cháu, bạn bè gia đình đoàn viên, tụ hội, thăm hỏi nhau, chúc Tết nhau, rộn ràng yêu thương. Cứ như một giấc mơ đẹp mà giật mình tỉnh giấc.
Mới đây thôi, con cháu, bạn bè gia đình đoàn viên, tụ hội, thăm hỏi nhau, chúc Tết nhau, rộn ràng yêu thương. (ảnh internet)
Hết Tết, bỗng rưng rưng, thấy thương nhành đào phai, nhành mai rừng hay chậu cúc rực vàng những bông, chậu quất trĩu quả mới trước Tết mấy ngày được mọi người trầm trồ, ngắm nghía, ngợi khen mà giờ nằm im nơi góc đường đợi người tới dọn rác. Thấy thương những bánh mứt cố công tự làm rồi bày biện đẹp mắt bỗng bị thờ ơ khi con trẻ đã ăn chán chê kẹo ngọt. Rồi những mâm cỗ cúng mà ngày nào bà với mẹ cũng tất bật chuẩn bị từ sáng tới tối phải đổ dồn vào nhau hâm đi hâm lại vì ăn không kịp hết. Thấy thương những đôi mắt già đang rân rấn nước mắt nhìn đám con cháu tíu tít tìm đồ xếp lại vô ba lô chuẩn bị cho một cuộc xa nhà.
Mới đây thôi, con cháu, bạn bè gia đình đoàn viên, tụ hội, thăm hỏi nhau, chúc Tết nhau, rộn ràng yêu thương. Cứ như một giấc mơ đẹp mà giật mình tỉnh giấc. Hết Tết, mọi người lại ngậm ngùi chia tay nhau. Cái ngậm ngùi rõ nét nhất là ở bà, ở mẹ khi chiếc ba lô của con đã căng phồng những đồ đạc mang đi mà còn cứ muốn chất thêm vào cặp bánh chưng, hũ dưa muối, chút rau quả hay ít mứt nhà làm. Cái gì cũng đùm túm, như sợ con cháu mình thiếu thốn. Đám con cháu thì lại chả muốn lỉnh kỉnh mang theo, sợ hôi mắm, hôi muối ám vào đồ. Nên cứ như chơi trò chơi cút bắt, người sắp đi thì lén bỏ bớt đồ ra cho gọn, cho nhẹ, mà người ở thì cứ rình lén nhét vào cho đủ đầy tấm món.
Rồi nhanh chóng, lại từng người, từng người, từng nhà, từng nhà, từng xe, từng xe chen lấn, đưa tiễn ngậm ngùi. Mới sum vầy đón Tết đó mà lại phải hẹn đến cái Tết sang năm mới về, người đi cũng ngậm ngùi mà người ở cũng hoe hoe đôi mắt. Cái nắm tay dùng dằng nuối tiếc, vài giọt nước mắt rơi. Rồi cũng phải chia tay, dù dùng dằng tiếc nuối...
Kim Sơn

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.