Hé lộ khả năng NASA phát hiện sự sống ngoài hành tinh 5-10 năm tới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kính viễn vọng mới của NASA có thể phát hiện dấu hiệu sự sống ngoài hành tinh trong vòng 5-10 năm tới, theo một nghiên cứu sinh ở Mỹ.
 
Ảnh minh hoạ kính viễn vọng James Webb của NASA trên bệ phóng Ariane 5. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA
Ảnh minh hoạ kính viễn vọng James Webb của NASA trên bệ phóng Ariane 5. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA
RT đưa tin, Caprice Phillips - nghiên cứu sinh tại Đại học Bang Ohio, Mỹ - tuyên bố kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) của NASA có thể tìm thấy dấu hiệu sự sống ngoài trái đất trong 5 đến 10 năm tới.
Theo tính toán ban đầu, khi được phóng vào tháng 10.2021 sau nhiều năm trì hoãn, kính viễn vọng tiên tiến mới có thể cho phép nhân loại phát hiện dấu hiệu sự sống trên các hành tinh xa xôi trong vòng 60 giờ.
Caprice Phillips cho biết: “Điều thực sự làm tôi ngạc nhiên về kết quả là chúng ta có thể tìm thấy dấu hiệu của sự sống trên các hành tinh khác trong vòng 5 đến 10 năm tới".
Phillips sẽ có mặt tại cuộc họp tháng 4.2021 của Hiệp hội Vật lý Mỹ (APS) trong ngày 18.4 để thảo luận chính xác cách thức "con mắt mới" trên bầu trời có thể phát hiện các cấu trúc sinh học trên các hành tinh khí lùn ở xa, bao gồm cả siêu trái đất và sao Hải vương nhỏ.
Phillips đã tính toán rằng, một khi kính viễn vọng James Webb Space đi vào hoạt động sau khi được phóng vào tháng 10 theo dự kiến, nó có thể phát hiện ra dấu hiệu amoniac trên khoảng 6 hành tinh khí lùn.
Sự hiện diện của amoniac chỉ là một đặc điểm sinh học tiềm năng mà các nhà thiên văn học xem xét trong quá trình tìm kiếm sự sống đang diễn ra ở những nơi khác trong vũ trụ, nhưng độ nhạy và độ phân giải hồng ngoại được cải thiện của kính viễn vọng JWST và phạm vi rộng hơn của các cảm biến tầm xa sẽ mang lại cho nhân loại một cái nhìn chưa từng thấy về vũ trụ xung quanh chúng ta.
Sao lùn là một trong số nhiều ứng viên có thể có sự sống ngoài trái đất và JWST cũng có thể là công cụ đưa chúng ta vào một kỷ nguyên khám phá không gian mới.
Phillips và các đồng nghiệp của cô đã đưa ra một danh sách các ứng cử viên hàng đầu để kính thiên văn tiên tiến nhất kiểm tra, dựa trên độ che phủ ước tính của đám mây, thành phần hóa học và điều kiện khí quyển.
“Nhân loại đã suy ngẫm về những câu hỏi: Chúng ta có cô đơn không? Cuộc sống là gì? Cuộc sống ở những nơi khác có giống với chúng ta không?” - Phillips nói.
"Nghiên cứu của tôi cho thấy lần đầu tiên, chúng ta có kiến ​​thức khoa học và khả năng công nghệ để bắt đầu tìm ra câu trả lời thực tế cho những câu hỏi này" - nghiên cứu sinh Mỹ cho hay.
JWST sẽ quan sát các thiên hà xa xôi và các vật thể xa xôi khác trong vũ trụ rộng lớn hơn, vì vậy ngay cả khi nó không tìm thấy sự sống của người ngoài hành tinh ngay lập tức, nó sẽ giúp nhân loại trả lời các câu hỏi cơ bản khác về nguồn gốc và bản chất của vũ trụ.
KHÁNH MINH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm