Hai công nhân bị tử vong khi tháo dỡ tu viện cổ ở Đà Lạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong quá trình tháo dỡ nhà nội viện của tu viện cổ ở TP.Đà Lạt xảy ra sự cố sập sê nô khiến 2 công nhân tử vong.

 Nội viện tu viện cổ đang được tháo dỡ - ẢNH: Lâm Viên
Nội viện tu viện cổ đang được tháo dỡ - ẢNH: Lâm Viên


Ngày 9.3, trong quá trình tháo dỡ nhà nội viện của tu viện cổ ở TP.Đà Lạt xảy ra sự cố sập sê nô (máng hứng nước) khiến 2 công nhân tử vong. Sự việc này được chính quyền P.10, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) và đại diện Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM xác nhận.
 

 Tu viện cổ Benedict trước khi tháo dỡ - ẢNH: LÂM VIÊN
Tu viện cổ Benedict trước khi tháo dỡ - ẢNH: LÂM VIÊN


Theo thông tin ban đầu, trưa 9.3 khi công nhân đang tháo dỡ nhà nội viện của tu viện cổ Benedict, thì bất ngờ sê nô bị sập đè các công nhân đang làm việc bên dưới, khiến 2 công nhân quê Thanh Hóa bị tử vong.


Công trình sửa chữa, trùng tu tu viện cổ này do Trường ĐH Kiến trúc TP. HCM làm chủ đầu tư. Công ty cổ phần đầu tư và thương mại quốc tế Huy Hoàng (Công ty Huy Hoàng JSC) trúng thầu. Quản lý dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành (Bộ Xây Dựng). Tư vấn giám sát do Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng (CIDECO), tư vấn thiết kế: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng tổng hợp NAGECCO.

Sau khi xảy ra tai nạn, cơ quan chức năng yêu cầu đơn vị thi công tạm dừng thi công để điều tra làm rõ nguyên nhân. Công trùng trùng tu tu viện cổ bị phong tỏa nghiêm ngặt.

Như Thanh Niên đã phản ánh, những ngày qua trên nhiều trang mạng chia sẻ hình ảnh, thông tin Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM tháo dỡ tu viện cổ tại Trung tâm đào tạo cơ sở Đà Lạt. Nhiều người bày tỏ băn khoăn về số phận của công trình tu viện này.

Công trình nhà nguyện và đan viện Benedict (Biển Đức), sau là trường dòng nữ Franciscaines (Đà Lạt), tọa lạc tại số 20 đường Hùng Vương, P.10, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Công trình kiến trúc cổ này được hai kiến trúc sư Alexandre Leonard và Paul Veysseyre thiết kế, xây dựng vào cuối thập niên 1930, đầu thập niên 1940, thời cha Romain Guilauma làm đan viện phụ.

Theo nhà khảo cứu Nguyễn Vĩnh Nguyên, tác giả cuốn Biên khảo Đà Lạt, bên dưới sương mù, Công trình nhà nguyện đan viện này ghi những dấu chân đầu tiên của các đan sĩ Benedict từ phương Tây vào VN. Alexandre Leonard và Paul Veysseyre là hai kiến trúc sư thiết kế phần lớn dinh thự, biệt thự Đà Lạt trong đầu thập niên 1940.


 

 



Công trình nhà nguyện và đan viện Benedict (Biển Đức), sau là trường dòng nữ Franciscaines (Đà Lạt), tọa lạc tại số 20 đường Hùng Vương, P.10, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Công trình kiến trúc cổ này được hai kiến trúc sư Alexandre Leonard và Paul Veysseyre thiết kế, xây dựng vào cuối thập niên 1930, đầu thập niên 1940, thời cha Romain Guilauma làm đan viện phụ.

Theo nhà khảo cứu Nguyễn Vĩnh Nguyên, tác giả cuốn Biên khảo Đà Lạt, bên dưới sương mù, Công trình nhà nguyện đan viện này ghi những dấu chân đầu tiên của các đan sĩ Benedict từ phương Tây vào VN. Alexandre Leonard và Paul Veysseyre là hai kiến trúc sư thiết kế phần lớn dinh thự, biệt thự Đà Lạt trong đầu thập niên 1940.


 

 Phía sau tu viện cổ vừa xảy ra tai nạn làm 2 công nhân tử vong - ẢNH: LÂM VIÊN
Phía sau tu viện cổ vừa xảy ra tai nạn làm 2 công nhân tử vong - ẢNH: LÂM VIÊN


Đại diện Trường ĐH Kiến trúc cho biết tất cả 5 khối công trình đều được giữ nguyên, không có công trình nào bị phá bỏ để giữ lại “cái hồn” của tu viện xưa. Đặc biệt nhà nguyện cổ và khu nội viện xưa sẽ được khôi phục kiến trúc nguyên bản.

Theo LÂM VIÊN (TNO)

Có thể bạn quan tâm