Gợi ý đáp án môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Kết thúc thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, Báo Gia Lai Điện tử cập nhật nhanh gợi ý đáp án môn Ngữ văn dưới đây. Mời bạn đọc tham khảo.

Thí sinh đã hoàn tất bài thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút.

Báo Gia Lai điện tử xin giới thiệu đáp án tham khảo môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (thực hiện bởi Tuyensinh247):

I - ĐỌC HIỂU

1. Theo đoạn trích, điều tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại là sự tiếp nối của thế hệ nghệ sĩ này đến thế hệ nghệ sĩ khác.

2. Nếu không có những thế hệ nghệ sĩ trước đó thì các nghệ sĩ của thế hệ tiếp theo sẽ không có nguồn lực để sáng tạo và khai phá.

3. Việc liên tưởng dòng chảy của con sông với lịch sử sáng tạo nghệ thuật trong đoạn trích có tác dụng khẳng định sự tiếp nối và kế thừa những giá trị nghệ thuật từ những thế hệ đi trước.

Dòng chảy của con sông tượng trưng cho sự vận động không ngừng nghỉ của tiến trình phát triển của lịch sử sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy, để dòng chảy ấy tiếp tục vận động, mỗi thế hệ có sự trân trọng, phát huy và không ngừng đổi mới tư duy sáng tạo nghệ thuật.

4. Bài học rút ra cho bản thân:

- Câu nói khẳng định thông điệp sâu sắc về sự mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể: Mỗi cá nhân dù nhỏ bé đến đâu vẫn mang trong mình một sứ mệnh cao đẹp và đem lại giá trị cho cộng đồng.

- Mỗi cá nhân cần nhận thức được mình trong một tập thể, biết kế thừa và phát huy những giá trị đã tồn tại, được đúc kết từ thế hệ đi trước; đồng thời, cống hiến và đóng góp xây dựng cho cộng đồng của mình.

II. LÀM VĂN

1. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

- Ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết của việc tôn trọng cá tính trong cuộc sống; đảm bảo hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể theo hướng:

- Tôn trọng cá tính: đánh giá đúng mực và không đưa ra những nhận xét thiếu tôn trọng về tính cách, sở thích của một người nào đó.

- Ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính:

+ Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân được tự do, sáng tạo trong công việc, hình thành nên sự tự do, tính đa chiều về cách nhìn nhận một vấn đề.

+ Kích thích mỗi cá nhân suy nghĩ và làm việc độc lập, hiệu quả, hoàn thành tốt công việc của mình và tạo lập được những thành tựu có giá trị với cộng đồng.

+ Gia tăng sự hoà hợp, gắn kết trong đội nhóm, tập thể, tạo môi trường làm việc và môi trường sống tích cực.

+ Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, chân thành, cùng phát triển trong đời sống xã hội.

Các thí sinh cần lấy những dẫn chứng phù hợp cho bài viết: tôn trọng cách ăn mặc của người khác nếu không vi phạm các chuẩn mực, tôn trọng những sở thích về ẩm thực của mọi người…

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

2. Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ.

a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

- Phân tích đoạn thơ đầu tiên trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), từ đó rút ra nhận xét về sự kết hợp cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

* Phân tích nội dung đoạn trích:

● Sự hình thành của Đất Nước

- Đất Nước hình thành với những câu chuyện dân gian.

- Đất Nước hình thành với những thói quen, phong tục tập quán của nhân dân, những truyền thống quý báu của dân tộc về đạo lý sống.

- Đất Nước gắn liền với cuộc sống lao động bình dị của nhân dân.

→ Sự cắt nghĩa khái niệm Đất Nước trên phương diện địa lý, lịch sử, văn hóa tạo nên một hình tượng Đất Nước giàu ý nghĩa nhưng cũng rất gần gũi.

● Vai trò của Đất Nước đối với con người

- Tạo nên sự gắn kết giữa con người.

- Nền tảng cho sự phát triển truyền thống tốt đẹp.

- Tạo nên lịch sử phát triển của một dân tộc.

→ Đất Nước không phải chỉ là vật chất mà mở rộng ra, còn có ý nghĩa về mặt tinh thần, hình thành nên đời sống, tâm hồn của mỗi người.

● Nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích:

- Nguyễn Khoa Điềm không diễn giải một khái niệm mà cung cấp những hình ảnh, để từ đó người đọc có sự hình dung, tưởng tượng và tự phát triển những định nghĩa cho riêng mình.

- Những câu thơ giản dị, chân tình, giàu xúc cảm kết hợp cùng với thể thơ tự do, giọng điệu tâm tình, thủ thỉ và đặc biệt là sự vận dụng chất liệu văn hóa dân gian đã góp phần gắn kết mạch cảm xúc và suy tư trong mỗi dòng thơ.

- Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện triết lí sâu sắc về Đất Nước: Đất Nước của nhân dân và chính nhân dân đã làm nên Đất Nước.

- Góp phần lan tỏa những thông điệp sâu sắc tới mỗi thế hệ người Việt đồng thời thể hiện niềm tự hào về những giá trị truyền thống lâu đời, từ đó nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm bảo vệ và xây dựng đất nước.

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2024

Đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2024

Thí sinh trên cả nước sẽ làm bài thi môn Ngữ văn, môn đầu tiên của Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024. Ảnh: Đức Thụy

Thí sinh trên cả nước sẽ làm bài thi môn Ngữ văn, môn đầu tiên của Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024. Ảnh: Đức Thụy


Thông tin lịch thi và thời gian làm bài kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (nguồn TTXVN/Vietnam+)

Thông tin lịch thi và thời gian làm bài kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (nguồn TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Học viên Lào trên đất Gia Lai

Học viên Lào trên đất Gia Lai

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Binh đoàn 15 đã tiếp nhận đào tạo cho 100 học viên đến từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Dẫu khác nhau về phong tục tập quán nhưng các học viên đã nhanh chóng hòa nhập và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích để góp phần xây dựng đất nước.

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Với những quy định rõ ràng, chi tiết được thể hiện trong dự thảo Nghị định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, hứa hẹn con đường liên thông sắp tới sẽ không còn nhiều điểm 'tắc' như thời gian qua.

Gia Lai: Tuyển sinh 3 lớp Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học hệ vừa học vừa làm

Trường ĐH Sư phạm TP HCM tuyển sinh 3 lớp Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 28-9, TS. Nguyễn Thị Thu Hà-Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai-cho biết, nhà trường đang tuyển sinh hệ vừa học vừa làm đối với các ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học. Đây là chương trình liên kết đào tạo giữa đơn vị với Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Khóc - cười, đỗ - trượt

Khóc - cười, đỗ - trượt

Gần 1.600 học sinh dự thi lớp 10 năm học 2024-2025 của tỉnh Thái Bình bị sai điểm vì một lỗi hết sức ngớ ngẩn là Hội đồng chấm thi Sở GD&ĐT Thái Bình thực hiện sai quy trình hồi phách bài thi tự luận.
Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học năm 2025 là hoàn thành công tác tuyển sinh năm 2024 theo đúng quy định; hoàn thiện các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 bảo đảm chất lượng và công bằng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông.