Gian nan công tác quản lý, bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mặc dù lực lượng chức năng đã triển khai nhiều biện pháp quản lý bảo vệ, nhưng rừng vẫn tiếp tục bị xâm hại. Nóng bỏng nhất là tình trạng buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên các tuyến quốc lộ và địa bàn các huyện biên giới, khu vực giáp ranh với tỉnh bạn…
Theo thống kê của UBND tỉnh Gia Lai, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 753 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Mức độ thiệt hại tài nguyên rừng vẫn đang ở mức cao. Trong tổng số vụ việc trên, buôn bán vận chuyển trái phép 641 vụ (tăng 9 vụ, chiếm trên 85%). Toàn tỉnh có 130 ha rừng bị cháy. Ngoài ra, tình trạng phá rừng làm nương rẫy vẫn xảy ra tại nhiều địa phương làm thiệt hại trên 13 ha, khiến diện tích rừng tự nhiên tiếp tục giảm.
Gỗ bị bắt tại Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai. Ảnh: N.D
Gỗ bị bắt tại Hạt Kiểm lâm huyện Ia Grai. Ảnh: N.D
Sau hơn 3 năm không xảy ra cháy rừng, mùa khô  năm 2010  tình trạng cháy rừng phòng hộ đã xuất hiện trở lại (chủ yếu rừng trồng). Cụ thể: Ban Quản lý Rừng phòng hộ (QLRPH) Bắc Biển Hồ xảy ra 2 vụ, Ban QLRPH Chư Sê 2 vụ, Ban QLRPH Bắc An Khê 1 vụ và Ban Quản lý Dự án 661: 1 vụ... Các lực lượng chức năng đã xử lý 7hình sự 5 vụ, phạt hành chính 709 vụ, tịch thu trên 661 m3  gỗ tròn, 681 m3 gỗ xẻ, 165 chiếc xe vận chuyển, thu nộp phạt vào ngân sách nhà nước trên 11 tỷ đồng.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tình trạng buôn bán, vận chuyển gỗ trái phép trên các tuyến quốc lộ và các huyện biên giới, giáp ranh với tỉnh bạn đang diễn ra hết sức căng thẳng và phức tạp. Tổng số 753 vụ vi phạm thì có đến  641 vụ buôn bán vận chuyển gỗ trái phép (tăng 9 vụ), tập trung tại các địa bàn trọng điểm như: Chư Prông 94 vụ, Chư Pưh 98 vụ, Đức Cơ 45 vụ, Kông Chro 46 vụ, Krông Pa 43 vụ…
Nguyên nhân của tình trạng buôn bán vận chuyển gỗ trái phép tăng trong thời gian vừa qua là do lợi nhuận từ buôn bán gỗ lậu và lâm sản khá cao. Bên cạnh đó,  sự buông lỏng quản lý ở một số địa phương khiến tình trạng buôn bán diễn ra ngày càng phức tạp. Đặc biệt, từ khi có Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định kiểm tra, kiểm soát lâm sản nhưng không giám sát gỗ đầu vào, tỷ lệ thành phẩm khi chế biến vô tình đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và  cơ sở chế biến gỗ lợi dụng mua bán vận chuyển trái phép. Không những vậy, công tác phối kết hợp giữa các ngành chức năng vẫn chưa có sự đồng bộ, nên  gây rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển lâm sản trên địa bàn. 
Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm về công tác quản lý bảo vệ rừng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Xuân Liên chỉ đạo: Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền cho người dân về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, không tham gia phá rừng. Bên cạnh đó, ngành Kiểm lâm cần phối hợp với các ngành liên quan tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử lý tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trên các tuyến quốc lộ, địa bàn trọng điểm; xử lý tận gốc các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản… vi phạm pháp luật.
Nguyễn Diệp
   

Có thể bạn quan tâm

Bắt 13 đối tượng trong đường dây buôn ma túy số lượng lớn từ Lào, Sơn La về Thái Bình

Bắt 13 đối tượng trong đường dây buôn ma túy số lượng lớn từ Lào, Sơn La về Thái Bình

Bộ Công an vừa có Thư khen gửi Công an tỉnh Thái Bình về thành tích đấu tranh triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia. Công an tỉnh Thái Bình bắt giữ, khởi tố 13 đối tượng, thu giữ tổng cộng hơn 43kg ma túy các loại cùng nhiều vật chứng khác.