(GLO)- Bộ Công thương vừa ban hành Chỉ thị 09/CT-BCT về tăng cường quản lý nhà nước với hoạt động kiểm tra, giám sát xuất xứ hàng hóa trong tình hình mới nhằm ngăn chặn gian lận xuất xứ, bảo vệ uy tín hàng hóa xuất khẩu Việt Nam và đảm bảo các cam kết quốc tế.
Chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc, bao gồm chuyển dịch từ các DN 100% vốn Trung Quốc, hoặc từ các DN FDI tại Trung Quốc sang Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ.
Tìm hiểu một doanh nghiệp xuất khẩu hàng trăm container mật ong sang Mỹ, phái đoàn Mỹ phát hiện nguồn gốc mật ong của doanh nghiệp này 'ở đâu đâu' chứ không hẳn 'made in Vietnam' như công bố...
Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp phòng vệ nhưng tình trạng gian lận thương mại vẫn gia tăng. Các sản phẩm thép Trung Quốc “đi đường vòng“ sang nước thứ 3 nhập và bán phá giá tại Việt Nam khiến nhiều doanh nghiệp thép trong nước lao đao.
Qua kiểm tra, Tổng cục Hải quan đã phát hiện hàng loạt mặt hàng từ Trung Quốc bóc tem, dán đè, ghi xuất xứ Việt Nam… để gian lận thương mại, đột lốt, mượn đường sang Mỹ nhằm trốn thuế.
Một container hàng nhập 40 feet từ nhập Trung Quốc được khai báo là mền gối và nệm cao su đã bị cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện toàn bộ gắn nhãn mác “Made in Vietnam“.
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu sụt giảm, xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng nhưng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan. Tuy nhiên, những cảnh báo về gian lận xuất xứ cho thấy, nếu ngành chức năng không kiểm soát chặt thì thương hiệu, uy tín gỗ Việt có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đến nay, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam“ đã trải qua tròn 10 năm. Nhìn lại tổng thể bức tranh thị trường cho thấy thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam đã có bước ngoặt rõ rệt.