Giám sát chuyên đề chấp hành pháp luật về tạm giữ, tạm giam tại Công an tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 11-4, đoàn giám sát do ông Đỗ Đức Hồng Hà-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội làm trưởng đoàn đã giám sát chuyên đề “việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam giai đoạn 2021-2023” tại Công an tỉnh Gia Lai.

Tại Trại tạm giam và Nhà tạm giữ Công an TP. Pleiku, đoàn giám sát đã tập trung đánh giá thực trạng tình hình, kết quả công tác thi hành Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam; công tác kiện toàn tổ chức cơ quan quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam; việc thực hiện các chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam, người bị kết án tử hình đang bị tạm giam; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo…

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Bảo Hân

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Bảo Hân

Ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam thời gian qua, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà nhấn mạnh: Công an tỉnh Gia Lai đã quán triệt, triển khai thực hiện tốt Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các văn bản dưới luật, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Công an các đơn vị địa phương thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các mặt công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam. Nổi bật, lực lượng Công an đã làm tốt công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tiếp nhận, lập hồ sơ, phân loại và quản lý giam giữ theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện trích xuất người bị tạm giữ, tạm giam phục vụ công tác quản lý giam giữ và cơ quan thụ lý vụ án trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đầy đủ thủ tục, chặt chẽ, đúng quy định và bảo đảm an toàn.

Trong 3 năm qua, Công an tỉnh đã tổ chức 1 đợt tập huấn nghiệp vụ về tạm giữ, tạm giam, phân công nhiều lượt lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ chiến sĩ tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an tổ chức; tổ chức bộ máy và biên chế Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Công an tỉnh đã được xây dựng hoàn thiện, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện; đảm bảo chính sách nhân đạo, khoan hồng đối với người bị tạm giữ, tạm giam các cơ sở giam giữ, thực hiện tốt các quyền lợi, chế độ của người bị tạm giữ, tạm giam như: chế độ ăn, ở, mặc và tư trang, chế độ gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu, chăm sóc y tế. Bên cạnh đó, công tác kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được Viện Kiểm sát nhân dân các cấp tiến hành theo đúng thẩm quyền.

Đồng thời, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và đoàn giám sát cũng đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, yêu cầu Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tiếp thu, khắc phục. Đoàn cũng đã kịp thời giải đáp một số vướng mắc, bất cập và ghi nhận các ý kiến đề xuất của Công an Gia Lai để trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo Binh đoàn 15 động viên công nhân trước khi bước vào hội thi cạo mủ. Ảnh: V.H

Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” - Kỳ cuối: Đẩy mạnh sản xuất kết hợp với xây dựng vùng biên vững mạnh

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tham gia sản xuất là một nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng và Chính phủ giao cho Quân đội”, Binh đoàn 15 phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền và người dân tiến hành khai hoang, phục hóa, gieo mầm xanh nơi vùng đất khó biên giới Tổ quốc.

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

(GLO)- Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, Đồn Biên phòng Ia Mơ luôn chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) triển khai nhiều hoạt động củng cố, phát huy thế trận lòng dân ở khu vực biên giới.

Chư Pưh tiêu hủy 191 vũ khí, vật liệu nổ

Chư Pưh tiêu hủy 191 vũ khí, vật liệu nổ

(GLO)- Hội đồng tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ (Công an huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức tiêu hủy 191 vũ khí, vật liệu nổ do người dân giao nộp và thu được trong quá trình đấu tranh, xử lý đối với tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.