Giá phân bón leo thang, doanh nghiệp "tha thiết" đề nghị sửa đổi, gỡ khó Luật thuế 71

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Những tháng gần đây, giá phân bón trong nước liên tục tăng cao, khiến bà con nông dân thấp thỏm lo âu về gánh nặng chi phí gia tăng.
Trong khi đó, bản thân các doanh nghiệp ngành phân bón, đơn cử như Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cũng gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, khan hiếm mà lại không thể tăng giá bán phân bón tương ứng.
Giá biến động mạnh
Hiện giá nhiều loại phân bón tại thị trường trong ước như: Urê, DAP và NPK đã tăng tổng cộng từ 50.000 - 250.000 đồng/bao 50kg so với thời điểm cuối năm 2020 và đang ở mức cao kỷ lục trong nhiều năm qua.

Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao nỗ lực sản xuất phân bón đáp ứng nhu cầu khách hàng, sản xuất tới đâu tiêu thụ hết đến đó. Ảnh: T.L
Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao nỗ lực sản xuất phân bón đáp ứng nhu cầu khách hàng, sản xuất tới đâu tiêu thụ hết đến đó. Ảnh: T.L
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, nhập khẩu phân bón về Việt Nam trong tháng 1/2021 giảm 8,65% về lượng và giảm 11,64% về kim ngạch so với tháng cuối cùng của năm 2020, đạt 322,15 nghìn tấn với trị giá 84,55 triệu USD. Hiện Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón cho Việt Nam.
Trao đổi với PV NTNN, ông Vũ Xuân Hồng - Phó Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Phú Thọ) cho biết, từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá các loại nguyên liệu dùng cho sản xuất phân bón bỗng nhiên tăng phi mã. 
Đáng chú ý, trong đó, giá lưu huỳnh tăng rất mạnh, cao gấp 2-3 lần, trước đây chỉ khoảng 80USD/tấn, nay tăng lên 250 - 260USD/tấn.
Theo lý giải của Cục Bảo vệ thực vật cũng như các nhà cung cấp, nguyên nhân giá phân bón liên tục "leo thang" là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều loại nguyên liệu rơi vào tình trạng khan hiếm, nhất là những loại phải nhập khẩu, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc như SA.
Theo ghi nhận của PV, giá phân bón DAP bán tại Việt Nam thời gian qua tăng chóng mặt. So với tháng 11/2020, DAP (Trung Quốc) xanh hiện đã tăng 5,1 triệu đồng/tấn lên mức 15,5 triệu đồng/tấn, DAP Trung Quốc (nâu) thì gần như đã hết hàng, DAP Hàn Quốc tăng 2,7 triệu đồng/tấn lên 15,5 triệu đồng/tấn. 
Giá phân DAP nội địa cũng tăng nhanh trong thời gian qua, giá bán tại nhà máy của DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai đã tăng 900.000 đồng/tấn lên mức 9,528 triệu đồng/tấn. Theo đó, giá DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai bán ngoài ngoài thị trường tăng gần 2 triệu đồng/tấn lên 10,4 triệu đồng/tấn.
Nỗ lực cắt giảm chi phí
Trước tình hình giá nguyên liệu phân bón tăng phi mã, song ông Hồng cho biết, Supe Lâm Thao không dám tăng giá bán phân bón tương ứng mà chỉ tăng tối đa 10%, tùy loại. 
"Vì chúng tôi hiểu, tăng thêm đồng nào là nông dân sẽ bị tăng chi phí sản xuất. Nếu tăng quá cao, nông dân cũng không dám mua nhiều, quay lưng với doanh nghiệp, điều đó sẽ khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng ngay đến sản xuất kinh doanh, không có việc làm cho công nhân" - ông Hồng nói.

Giá nguyên liệu tăng vùn vụt khiến các doanh nghiệp sản xuất phân bón gặp rất nhiều khó khăn.
Giá nguyên liệu tăng vùn vụt khiến các doanh nghiệp sản xuất phân bón gặp rất nhiều khó khăn.
Cũng theo ông Hồng, giá nguyên liệu tăng vùn vụt như hiện nay khiến các doanh nghiệp sản xuất phân bón gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đang nỗ lực cắt giảm các loại chi phí, cân đối sản xuất kinh doanh.
"Nhu cầu bao nhiêu chúng tôi sản xuất bấy nhiêu chứ không có hàng tồn. Mặt khác, chúng tôi cũng tha thiết đề nghị các ban ngành chức năng nghiên cứu sửa đổi, gỡ khó về Luật thuế 71 cho chúng tôi, cũng là cách giúp gián tiếp cho người nông dân mua được phân bón trong nước có chất lượng đảm bảo, có giá không bao gồm chính sách thuế trong đó. Từ khi bắt đầu đưa ra kiến nghị sửa đổi Luật 71, đã là từ năm 2015-2016 rồi nhưng cho đến nay vẫn chưa sửa được" - ông Hồng nhấn mạnh.
Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Luật Thuế 71/2014/QH13, các doanh nghiệp phân bón trong nước cho biết, lợi chưa thấy đâu nhưng họ đã "ngấm đòn" do tác động không mong muốn của Luật Thuế này.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, ước tính khi thực hiện Luật thuế 71 (bắt đầu từ ngày 1/1/2015) thì giá thành phân đạm tăng 7,2-7,6%; phân DAP tăng 7,3-7,8%; phân supe lân tăng 6,5-6,8%; phân NPK và hữu cơ tăng từ 5,2-6.1%. Số thuế giá trị không được khấu trừ tính vào chi phí của doanh nghiệp phân bón năm 2018 rất lớn.
Cụ thể, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc số thuế VAT không được khấu trừ trên 141 tỷ đồng, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao 142 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình 113 tỷ đồng… 
Theo Thiên Ngân (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Sắp diễn ra thương vụ 'khủng' của Sabeco

Tổng Công ty CP Bia rượu Nước Giải Khát Sài Gòn sẽ chi hơn 830 tỷ đồng để mua công khai hơn 37,8 triệu cổ phiếu SBB của Công ty CP Tập đoàn Bia Sài Gòn - Bình Tây và chi hơn 100 tỷ đồng để mua hơn 2 triệu cổ phiếu WSB của Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Tây.