Gia Lai: Nhân rộng mô hình trồng cà gai leo của người dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bắt đầu thực hiện Dự án vào đầu tháng 2/2019, Hồ Thị Viên cùng 10 hộ gia đình người Bahnar đã xuống giống hàng chục nghìn cây giống cà gai leo để phục vụ dự án nông nghiệp công nghệ cao.
Chị Viên trong vườn ươm cây giống cà gai leo của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tú An 1. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Chị Viên trong vườn ươm cây giống cà gai leo của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tú An 1. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Dự án “Trà dược liệu cà gai leo Pơ Nang” của cô gái Bahnar Hồ Thị Viên (29 tuổi, ở làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã được đánh giá cao và xếp thứ hai trong cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng chuỗi giá trị.”
Cuộc thi nhằm hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam do Ủy ban Dân tộc, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và Ngân hàng thương mại Australia phối hợp tổ chức.
Cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng chuỗi giá trị” có 2 vòng thi, sơ khảo và chung kết. Cuộc thi đã nhận được 250 ý tưởng dự án của các cộng đồng dân tộc thiểu số trên toàn quốc tham gia. Tuy nhiên, chỉ có 23 dự án, ý tưởng lọt vào vòng sơ khảo.
Sau khi đánh giá, lựa chọn, cuối tháng 10/2019, Ban tổ chức đã công bố 11 ý tưởng dự án lọt vào vòng chung kết, được tham gia đào tạo và hỗ trợ phát triển ý tưởng thành dự án hoàn chỉnh.
Dự án “Trà dược liệu cà gai leo Pơ Nang” của Hồ Thị Viên xếp thứ hai trong 11 ý tưởng dự án. Ban tổ chức sẽ tiến hành kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất, sau đó trao 680 triệu đồng đầu tư cho dự án trồng dược liệu của cô gái Bahnar này trong thời gian tới.
Dự án “Trà dược liệu cà gai leo Pơ Nang” do Hồ Thị Viên nêu ý tưởng và được sự hỗ trợ vốn từ Hợp tác xã nông nghiệp Tú An 1 từ cuối năm 2018. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, cà gai leo là loài cây mọc tự nhiên, rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất An Khê.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đang hướng đến việc xây dựng ở Gia Lai các vùng trồng cây dược liệu có năng suất cao, chất lượng tốt để cung cấp nguồn dược liệu sản xuất thuốc tại chỗ. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để cô gái này quyết tâm thực hiện dự án.
Để tạo điều kiện cho người dân địa phương có vốn đầu tư ban đầu, Hợp tác xã nông nghiệp Tú An 1 cho 10 hộ dân mượn 2 ha đất và cho vay  250 triệu đồng, cứ mỗi vụ thu hoạch, Hợp tác xã sẽ trừ 10% trên tổng thu hoạch cho đến khi hết nợ.
Bắt đầu thực hiện Dự án vào đầu tháng 2/2019, Hồ Thị Viên cùng 10 hộ gia đình người Bahnar đã xuống giống hàng chục nghìn cây giống cà gai leo để phục vụ dự án nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên trong vùng.
Cà gai leo được trồng, chăm sóc hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao. Liên kết sản xuất được áp dụng triệt để, Hợp tác xã nông nghiệp Tú An 1 làm các khâu trung gian nhằm đảm bảo ổn định từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm.
Tháng 5/2019, trên diện tích 2ha cà gai leo đã cho thu bói với sản lượng 1,8 tấn trà khô; tháng 9/2019, tiếp tục thu vụ thứ 2 với gần 3 tấn trà khô có giá bán 90 triệu đồng/tấn. Theo quy trình sản xuất, cà gai leo cho thu hoạch từ 3-4 vụ/năm, chỉ cắt cành, để lại gốc.
Anh Lê Văn Bộ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tú An 1 chia sẻ ban đầu, Hồ Thị Viên phải đi vận động các hộ dân tham gia Dự án. Sau khi thấy được hiệu quả ban đầu, đã có thêm 5 hộ người Bahnar tại xã Tú An chủ động góp 7 ha đất đăng ký tham gia mô hình.
Thời gian đầu khó khăn, vì chưa có vốn đầu tư nhà xưởng nên tất cả sản phẩm tươi sau khi thu hái, người dân phải làm thủ công, tự băm, phơi rồi thuê gia công, đóng gói.
Nay Dự án đã có kết quả khả thi và thời gian sắp tới, khi được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ tiền đầu tư cho Dự án, chúng tôi sẽ  đầu tư trang thiết bị như nhà phơi, nhà sơ chế, nhà bảo quản, máy cắt, máy băm, máy rửa trà, máy sao trà… gia công đến công đoạn đóng gói, ra thành phẩm.
Tháng 1/2020, chúng tôi sẽ tổ chức tập huấn cho 100 hộ dân ở xã Tú An về kỹ thuật trồng trọt, sản xuất cà gai leo theo kế hoạch tổ chức đã được Ban tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu chuỗi giá trị” đồng ý phê duyệt và hỗ trợ kinh phí; đồng thời, thu mua toàn bộ sản phẩm thô của bà con trồng ra để bà con yên tâm sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Bí thư Thị ủy An Khê, nhận định: Đến thời điểm này, Dự án “Trà dược liệu cà gai leo Pơ Nang” đã thành công và đi vào hoạt động cho năng suất ổn định.
Đây là dự án được chính quyền thị xã An Khê kỳ vọng sẽ trở thành mô hình kinh tế giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn thoát nghèo bền vững. Sắp tới, địa phương sẽ có kế hoạch hỗ trợ nhân rộng mô hình trồng cà gai leo trong cộng đồng người dân tộc thiểu số tại địa phương.
Cà gai leo được biết đến với rất nhiều cái tên khác như cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm, là một trong những thảo dược quen thuộc có tác dụng trong điều trị các bệnh về gan, chữa phong thấp, chảy máu chân răng, say rượu, bệnh lậu…
Đặc biệt, cà gai leo được chiết xuất thành phần dược liệu, sử dụng nhiều nhất trong các loại thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan virus B, xơ gan, men gan cao, giải rượu.
Theo Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

null