Gia Lai: Khẩn trương hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh dân tộc thiểu số, khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trước thực trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học ở một số địa phương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai Lê Duy Định đã ký ban hành Công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương chỉ đạo việc hỗ trợ các học sinh dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn thiếu sách giáo khoa cho năm học mới; tuyệt đối không để các em có hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện đến trường phải bỏ học.

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các đơn vị có liên quan tiến hành rà soát, thông kê các trường hợp còn thiếu sách giáo khoa cho năm học mới. 

Các đơn vị tặng sách giáo khoa cho Trường Tiểu học Trần Phú và học sinh khối 6,7 Trường THCS Nguyễn Trãi trên địa bàn xã Ia Dom (huyện Đức Cơ). Ảnh: Khôi Nguyên
Các đơn vị tặng sách giáo khoa cho học sinh Trường Tiểu học Trần Phú và khối 6, 7 Trường THCS Nguyễn Trãi (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ). Ảnh: Khôi Nguyên

Kết quả, tại huyện Đức Cơ, bậc tiểu học có 9.473 học sinh, hiện thiếu 143 bộ sách (chiếm 1,51%); THCS có 5.771 học sinh, thiếu 463 bộ sách (chiếm 8,02%). Để đảm bảo tất cả học sinh có đủ sách giáo khoa, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tiếp tục vận động phụ huynh mua sách cho học sinh; chỉ đạo hiệu trưởng các trường cân đối nguồn kinh phí chi thường xuyên của đơn vị để mua sách giáo khoa bổ sung cho tủ sách dùng chung để các em mượn học; vận động các nhà tài trợ tặng sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Phòng cũng chỉ đạo các trường vùng thuận lợi hỗ trợ sách giáo khoa cho trường vùng khó khăn.

Qua thống kê, để chuẩn bị cho năm học năm học 2022- 2023, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Yang đã xây dựng kế hoạch dự toán đầu tư, mua sắm ngay từ đầu năm 2022 như: đầu tư các phòng Tin học, tiếng Anh đủ cho các bậc học; đồ dùng dạy học lớp 1, 2, 3, 6, 7; sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 cho học sinh con hộ nghèo được mượn để học tập. 

Cụ thể, Phòng đã mua 610 bộ sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 với tổng kinh phí hơn 188 triệu đồng cấp cho thư viện các đơn vị trường học, đảm bảo 100% học sinh thuộc hộ nghèo được mượn sách giáo khoa. 

Đối với sách giáo khoa lớp 7 còn thiếu đã được trường đặt mua nhưng đại lý sách chưa cung cấp kịp thời và sẽ được cung cấp trong tuần tới. 

PHƯƠNG VI 

 

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.