Gia Lai: Đồng lòng xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, sau 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 49 xã đạt chuẩn NTM. Ở 135 xã còn lại, diện mạo nông thôn cũng có những đổi thay đáng kể.

Nông thôn khởi sắc

Theo thống kê của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, trong năm 2017, toàn tỉnh có 19 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó, riêng TP. Pleiku có 3 xã “cán đích” gồm xã Gào, Chư Á và Ia Kênh. Thành phố Pleiku cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2017. Ông Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Pleiku, nhấn mạnh: “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của thành phố về đích sớm hơn 2 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015-2020) đề ra. Kết quả này có ý nghĩa rất lớn và Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố vô cùng phấn khởi, tự hào!”.

 

Người dân xã Chư Hdrông (TP. Pleiku) tham gia làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: N.D
Người dân xã Chư Hdrông (TP. Pleiku) tham gia làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: N.D

Bên cạnh 49 xã đã đạt chuẩn, hiện nay, toàn tỉnh có 5 xã đạt 15-18 tiêu chí, 36 xã đạt 10-14 tiêu chí. Đây là những xã dự kiến sẽ sớm về đích trong thời gian tới. Để có được kết quả trên, ông Văn Phú Bộ-Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, cho rằng, phong trào “Gia Lai chung sức xây dựng NTM” đã lan tỏa đến từng thôn, làng, hộ dân. Nhiều địa phương đã lồng ghép các chương trình, dự án vào hoàn thành chỉ tiêu xây dựng NTM; đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ từ ngân sách và các nguồn vốn tín dụng, doanh nghiệp, nhân dân đóng góp... để xây dựng NTM. Đặc biệt, qua công tác tuyên truyền, vận động đã có hàng ngàn hộ dân tự nguyện hiến đất, tham gia đóng góp tiền, ngày công để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, như: làm đường giao thông, nhà sinh hoạt cộng đồng...

Nhìn tuyến đường nội đồng dài gần 2 km dẫn ra cánh đồng lúa nước của làng, ông Ksor Klil (Plei Dư, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh) tự hào bởi tuyến đường này có một phần đóng góp của gia đình ông. Chứng kiến cảnh bà con hàng ngày phải đi lại trên tuyến đường lầy lội nên ngay khi được làng, xã vận động hiến đất làm đường, ông liền đồng ý. “Từ khi con đường được bê tông hóa, việc vận chuyển nông sản và đi lại của người dân đã thuận lợi hơn rất nhiều”-ông Klil phấn khởi cho biết.

Hướng đến mục tiêu bền vững

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì mới đây, tại hội nghị triển khai kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của tỉnh, các cấp, ngành, địa phương cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế. Cụ thể, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa chủ động lồng ghép các nguồn lực để đầu tư xây dựng NTM; việc rà soát, bổ sung đề án NTM giai đoạn 2017-2020 của các huyện, thị xã còn chậm; một số địa phương còn chủ quan và thiếu quyết liệt trong thực hiện…

Đặc biệt, một số địa phương khi đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2017 chưa nghiên cứu kỹ 19 tiêu chí theo bộ tiêu chí mới dẫn đến việc triển khai thực hiện gặp khó khăn, lúng túng. Kết quả là cuối năm 2017, tỉnh không đạt chỉ tiêu xây dựng NTM vì chỉ có 19 xã đạt chuẩn/22 xã đã đăng ký. Theo ông Văn Phú Bộ, nguyên nhân tỉnh không đạt được chỉ tiêu xây dựng NTM là do không đạt tiêu chí hộ nghèo và chỉ tiêu an ninh trật tự xã hội. Vì vậy, thời gian tới, các cấp, ngành cần có kế hoạch hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức đấu tranh, phòng-chống tội phạm trên địa bàn, không để xảy ra các vụ án ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh cho biết thêm: Năm 2018, toàn tỉnh phấn đấu có 11 xã đạt chuẩn và thị xã An Khê hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đối với 30 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2011-2016, đến cuối năm 2018 phấn đấu đạt chuẩn 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí mới. Ông Nguyễn Văn Minh-Chủ tịch UBND xã Tân An (huyện Đak Pơ), một trong 5 xã đầu tiên của tỉnh cán đích NTM năm 2014, cho hay, Bộ tiêu chí mới quy định về xã đạt chuẩn NTM cao hơn so với Bộ tiêu chí cũ nên hiện nay xã còn 3 tiêu chí chưa đạt, gồm: giao thông, y tế, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. “Để giữ vững danh hiệu xã NTM, địa phương tiếp tục đầu tư và vận động người dân tích cực tham gia làm đường giao thông nông thôn, đồng thời không ngừng củng cố và nâng cao các tiêu chí theo đúng quy định của Bộ tiêu chí mới”-ông Minh cho hay. Riêng  TP. Pleiku, Bí thư Thành ủy Trịnh Duy Thuân khẳng định: “Thời gian tới sẽ ưu tiên mọi nguồn lực đầu tư xây dựng NTM trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Các xã tiếp tục tận dụng tốt tiềm năng, thế mạnh để giữ vững và nâng cao các tiêu chí nhằm mang lại cuộc sống ấm no vững chắc cho người dân”.

Cùng với xây dựng, giữ vững các tiêu chí, trong năm 2018, mỗi huyện, thị xã, thành phố phấn đấu có một mô hình điểm làng NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên gắn với lộ trình xã phấn đấu đạt chuẩn NTM. Về vấn đề này, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số để tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập... Việc xây dựng làng NTM nhằm phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân, tạo ra làng NTM có kinh tế hộ phát triển, đời sống nhân dân nâng cao, có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phù hợp, cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp... Đặc biệt, xây dựng làng NTM nhằm giữ gìn bản sắc của làng đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng.

Nguyễn Diệp-Anh Huy

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VĨNH HOÀNG

Không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tỉnh Gia Lai tại hội nghị tổng kết công tác PCTN, tiêu cực năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 2-12.

Cán bộ cấp cơ sở của huyện Ia Grai nghe quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ảnh: T.N

Ia Grai chuẩn bị đại hội Đảng các cấp gắn với xây dựng hệ thống chính trị

(GLO)- Huyện ủy Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đang tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14-6-2024 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng đảm bảo theo các chỉ đạo, quy định và hướng dẫn của cấp trên.

Giảm 189 đơn vị đầu mối sự nghiệp công lập

Gia Lai: Giảm 189 đơn vị đầu mối sự nghiệp công lập

(GLO)- Sáng 29-11, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình hành động số 64-CTr/TU, ngày 5-6-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.