Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông là công trình trọng điểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Nghị quyết 20 của Chính phủ, bổ sung dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào danh mục các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 20/NQ-CP về Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Nghị quyết thông qua một số đề xuất của Bộ Giao thông vận tải để triển khai Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 (Dự án) đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 21-10-2017, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

 

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ được đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ được đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư

Theo Nghị quyết 20 này, nguyên tắc, nội dung chi và quản lý phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Trong đó, nguyên tắc chi là sử dụng vốn Nhà nước để thực hiện các hạng mục công việc do cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện; vốn Nhà nước phải được quản lý chặt chẽ phù hợp với quy định pháp luật.

Về quản lý phần vốn đầu tư của Nhà nước, theo Nghị quyết, các nội dung chi cho các hạng mục công việc do cơ quan nhà nước thực hiện, quản lý theo quy định của Luật đầu tư công. Phần vốn đầu tư của Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí xây dựng công trình để đảm bảo tính khả thi về tài chính, quản lý theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ; sau khi đã giải ngân hết 50% vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư và đủ điều kiện giải ngân phần vốn vay sẽ thực hiện giải ngân song song theo tỷ lệ phần vốn đầu tư của Nhà nước, vốn vay thương mại và vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trên cơ sở khối lượng thực hiện, được nghiệm thu, được quy định cụ thể tại hợp đồng dự án.

Vốn chủ sở hữu nhà đầu tư tham gia Dự án tính toán trong báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ mời thầu với tỷ lệ 20% tổng vốn đầu tư. Mức lợi nhuận trên phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư khi tính toán phương án tài chính để phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư bằng mức lợi nhuận trung bình trên phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư ở các dự án BOT đường bộ đã triển khai trong thời gian vừa qua; mức lợi nhuận chính thức của nhà đầu tư được xác định thông qua đấu thầu cạnh tranh.

Lựa chọn nhà đầu tư phải qua đấu thầu

Nghị quyết nêu rõ, triển khai lập, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình làm cơ sở xác định tổng vốn đầu tư và phương án tài chính trong hồ sơ mời thầu đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư để kiểm soát chặt chẽ hơn chi phí đầu tư. Việc lựa chọn nhà đầu tư phải qua đấu thầu; trường hợp chỉ có 1 nhà đầu tư trúng sơ tuyển sẽ báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) bổ sung vào dự thảo hợp đồng dự án trong hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư quy định “Nhà đầu tư vi phạm hợp đồng trong trường hợp sau 6 tháng không ký được hợp đồng tín dụng với ngân hàng, tổ chức tín dụng đủ phần vốn vay theo quy định để triển khai dự án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tịch thu bảo đảm thực hiện hợp đồng và hợp đồng hết hiệu lực”. Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất giải pháp xử lý.

Sử dụng giá trị vốn góp của Nhà nước thông qua đấu thầu là giá trị thanh toán cho nhà đầu tư. Trường hợp có điều chỉnh, bổ sung hạng mục do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định sẽ thanh toán theo quy định từ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, nằm trong chi phí dự phòng khối lượng của Dự án. Việc thay đổi giải pháp kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ mới dẫn đến kinh phí tăng - giảm do nhà đầu tư tự chịu hoặc được hưởng; Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm giám sát nội dung thay đổi giải pháp kỹ thuật, bảo đảm chất lượng công trình.

Theo Nghị quyết, bổ sung dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào danh mục các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT; Thủ tướng Chính phủ kiện toàn Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT, bổ sung thành viên là Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có dự án đi qua. Thành lập Tổ công tác liên ngành để hỗ trợ cơ quan nhà nước có thẩm quyền đàm phán, thực hiện dự án gồm đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp và địa phương nơi có dự án đi qua, có mời thêm một số chuyên gia (nếu cần thiết).

Hà Trần/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.