Lâu nay khi đề cập đến sạt lở, nhiều người hay nói đến 2 điểm nóng ở đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp. Tuy nhiên, hiện nay tốc độ sạt lở ở các tỉnh cuối nguồn và ven biển ngày càng khó lường và nghiêm trọng. Sạt lở đang “gặm nhấm” vào nhà dân, đất sản xuất nông nghiệp, đê biển, các công trình phục vụ sản xuất, quốc lộ đến đường giao thông nông thôn…
Sống kề “miệng hà bá”
Huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đang là điểm nóng của sạt lở. Từ đầu năm đến nay, huyện này đã ghi nhận 23 điểm sạt lở. Trong đó, có 15 điểm trực tiếp gây sạt lở đất đai của người dân với 7 hộ bị mất đất từ 120 - 456m2. Sạt lở đã cuỗm mất 20 đập thủy lợi và 6 nhà dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm. Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành, phân tích nguyên nhân sạt lở: Do ảnh hưởng dòng chảy mạnh, biên độ triều biển Đông, người dân lấy đất sông, tàu thuyền chạy nhiều… nên sạt lở ngày càng lớn.
Tại thị xã Ngã Bảy- Hậu Giang, trên tuyến đường Trần Hưng Đạo-Lê Lợi nằm cặp sông Cái Côn xuất hiện nhiều vết nứt đe dọa khoảng 80 căn nhà với hơn 400 người dân đang sinh sống. Chính quyền địa phương đã cảnh báo: Người dân trong khu vực xuất hiện vết nứt cần giảm tải trong nhà, về đêm người già và trẻ em không nên ngủ lại… UBND tỉnh Hậu Giang đã có văn bản báo cáo Chính phủ, đề nghị xem xét, bố trí khẩn cấp vốn trái phiếu Chính phủ cho dự án bờ kè Trần Hưng Đạo - Lê Lợi. Trước mắt, trong năm nay, tỉnh đề nghị bố trí 70 tỷ đồng để giải tỏa di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Tại Ngã Bảy, tình trạng sạt lở đường giao thông nông thôn cũng xảy ra nghiêm trọng. Ông Nguyễn Đăng Hải, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ngã Bảy, cho biết: Về lâu dài các tuyến giao thông nông thôn phải làm tránh sạt lở, mở tuyến lộ hậu ở những nơi đang sạt lở.
Lo triều cường
Các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau đang đối phó với tình trạng sạt lở đê biển. Khoảng 50 điểm đen về sạt lở đã được ghi nhận. Một số người có chức trách đã dùng từ “kinh sợ” khi thị sát khu vực sạt lở chợ Vàm Đầm (huyện Đầm Dơi) cách đây khoảng 4 tháng: 5 căn nhà, một cây xăng dầu và 3 nền đất rơi tõm xuống sông. Hiện tại những vết nứt quanh chợ Vàm Đầm vẫn đe dọa hàng chục hộ dân ở đây.
“Buôn bán cua tép sát mé sông, nghe mưa rơi, nước ròng sát là không dám ngủ, sợ lở đất. Nhà cũng không làm cửa, để khi sụp đất còn kịp thoát thân” - một người dân tại chợ Vàm Đầm nói trong lo lắng khi cố cầm cự mưu sinh bên “miệng thủy thần”. Từ đầu năm 2010 đến nay, Cà Mau ghi nhận ít nhất khoảng 2.000m2 đất, 17 căn nhà, trại giống bị sụp xuống sông, gần 100 hộ đang “treo” lơ lửng bên vực sụp lún!
Ở vùng hạ nguồn, nhiều địa phương cho rằng: do nền đất yếu- nhất là vùng bán đảo Cà Mau, làm bờ kè khó có thể chống sạt lở bền vững. Xu hướng các địa phương cấp huyện đua nhau đề xuất xây dựng bờ kè ngày càng nhiều. Tuy nhiên, chuyện xây bờ kè cần được nghiên cứu chu đáo. Bài học thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) là một điển hình. Nhiều công trình bờ kè đã được xây dựng cặp sông Tiền, nhưng tình trạng sạt lở vẫn diễn ra nghiêm trọng khi các hàm ếch xuất hiện ngày càng nhiều. Và thị xã Sa Đéc một thời là trung tâm tỉnh lỵ Đồng Tháp phải “chạy sạt lở” bằng cách xây dựng thành phố Cao Lãnh để thay thế.
Thực tế, ở Cà Mau đã có công trình bờ kè hàng tỷ đồng xây dựng gần xong đã bị sụp lún gần một nửa! Nhiều địa phương cũng đã “gạt” các dự án bờ kè chống sạt lở cấp huyện. Giải pháp được lựa chọn ở vùng đất yếu bán đảo Cà Mau là nắn dòng chảy, trồng cây chắn sóng, giảm tải và khuyến cáo không xây dựng nhà kiên cố ở những điểm sát bờ sông… Đây được xem là giải pháp hiệu quả khi ngân sách chưa thể đảm bảo kiên cố hóa hết các ngã ba, ngã tư sông- thường gắn với các đô thị vùng sông nước!
Nói thế, song vẫn còn nhiều luồng ý kiến khác nhau. Những khuyến cáo cụ thể trên kết quả nghiên cứu cho từng vùng gắn với sông Tiền, sông Hậu, vùng bán đảo Cà Mau từ các nhà khoa học là rất cần thiết
Sống kề “miệng hà bá”
Huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đang là điểm nóng của sạt lở. Từ đầu năm đến nay, huyện này đã ghi nhận 23 điểm sạt lở. Trong đó, có 15 điểm trực tiếp gây sạt lở đất đai của người dân với 7 hộ bị mất đất từ 120 - 456m2. Sạt lở đã cuỗm mất 20 đập thủy lợi và 6 nhà dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm. Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành, phân tích nguyên nhân sạt lở: Do ảnh hưởng dòng chảy mạnh, biên độ triều biển Đông, người dân lấy đất sông, tàu thuyền chạy nhiều… nên sạt lở ngày càng lớn.
Tại thị xã Ngã Bảy- Hậu Giang, trên tuyến đường Trần Hưng Đạo-Lê Lợi nằm cặp sông Cái Côn xuất hiện nhiều vết nứt đe dọa khoảng 80 căn nhà với hơn 400 người dân đang sinh sống. Chính quyền địa phương đã cảnh báo: Người dân trong khu vực xuất hiện vết nứt cần giảm tải trong nhà, về đêm người già và trẻ em không nên ngủ lại… UBND tỉnh Hậu Giang đã có văn bản báo cáo Chính phủ, đề nghị xem xét, bố trí khẩn cấp vốn trái phiếu Chính phủ cho dự án bờ kè Trần Hưng Đạo - Lê Lợi. Trước mắt, trong năm nay, tỉnh đề nghị bố trí 70 tỷ đồng để giải tỏa di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Tại Ngã Bảy, tình trạng sạt lở đường giao thông nông thôn cũng xảy ra nghiêm trọng. Ông Nguyễn Đăng Hải, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ngã Bảy, cho biết: Về lâu dài các tuyến giao thông nông thôn phải làm tránh sạt lở, mở tuyến lộ hậu ở những nơi đang sạt lở.
Vụ sạt lở cầu Trà Niềng (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) vào tháng 3-2010 làm 2 người chết. |
Các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau đang đối phó với tình trạng sạt lở đê biển. Khoảng 50 điểm đen về sạt lở đã được ghi nhận. Một số người có chức trách đã dùng từ “kinh sợ” khi thị sát khu vực sạt lở chợ Vàm Đầm (huyện Đầm Dơi) cách đây khoảng 4 tháng: 5 căn nhà, một cây xăng dầu và 3 nền đất rơi tõm xuống sông. Hiện tại những vết nứt quanh chợ Vàm Đầm vẫn đe dọa hàng chục hộ dân ở đây.
“Buôn bán cua tép sát mé sông, nghe mưa rơi, nước ròng sát là không dám ngủ, sợ lở đất. Nhà cũng không làm cửa, để khi sụp đất còn kịp thoát thân” - một người dân tại chợ Vàm Đầm nói trong lo lắng khi cố cầm cự mưu sinh bên “miệng thủy thần”. Từ đầu năm 2010 đến nay, Cà Mau ghi nhận ít nhất khoảng 2.000m2 đất, 17 căn nhà, trại giống bị sụp xuống sông, gần 100 hộ đang “treo” lơ lửng bên vực sụp lún!
Ở vùng hạ nguồn, nhiều địa phương cho rằng: do nền đất yếu- nhất là vùng bán đảo Cà Mau, làm bờ kè khó có thể chống sạt lở bền vững. Xu hướng các địa phương cấp huyện đua nhau đề xuất xây dựng bờ kè ngày càng nhiều. Tuy nhiên, chuyện xây bờ kè cần được nghiên cứu chu đáo. Bài học thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) là một điển hình. Nhiều công trình bờ kè đã được xây dựng cặp sông Tiền, nhưng tình trạng sạt lở vẫn diễn ra nghiêm trọng khi các hàm ếch xuất hiện ngày càng nhiều. Và thị xã Sa Đéc một thời là trung tâm tỉnh lỵ Đồng Tháp phải “chạy sạt lở” bằng cách xây dựng thành phố Cao Lãnh để thay thế.
Thực tế, ở Cà Mau đã có công trình bờ kè hàng tỷ đồng xây dựng gần xong đã bị sụp lún gần một nửa! Nhiều địa phương cũng đã “gạt” các dự án bờ kè chống sạt lở cấp huyện. Giải pháp được lựa chọn ở vùng đất yếu bán đảo Cà Mau là nắn dòng chảy, trồng cây chắn sóng, giảm tải và khuyến cáo không xây dựng nhà kiên cố ở những điểm sát bờ sông… Đây được xem là giải pháp hiệu quả khi ngân sách chưa thể đảm bảo kiên cố hóa hết các ngã ba, ngã tư sông- thường gắn với các đô thị vùng sông nước!
Nói thế, song vẫn còn nhiều luồng ý kiến khác nhau. Những khuyến cáo cụ thể trên kết quả nghiên cứu cho từng vùng gắn với sông Tiền, sông Hậu, vùng bán đảo Cà Mau từ các nhà khoa học là rất cần thiết
Theo SGGP