Độc đáo Logo du lịch của tỉnh Bạc Liêu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Khẩu hiệu du lịch được tỉnh Bạc Liêu lựa chọn là “Bạc Liêu-Hội tụ bản sắc văn hóa phương Nam”; đồng thời công bố hình ảnh Logo du lịch của tỉnh được thiết kế với 3 hình ảnh chủ đạo, gồm: cây đờn kìm, nón lá, sóng nước xung quanh chữ “Bạc Liêu” cách điệu.

Logo và khẩu hiệu du lịch Bạc Liêu/nguồn Báo Bạc Liêu
Logo và khẩu hiệu du lịch Bạc Liêu/nguồn Báo Bạc Liêu

Theo bà Trần Thị Lan Phương-Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu thì hình cảnh cây đờn kìm cách điệu để khẳng định rằng Bạc Liêu là một trong những “cái nôi” của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ-di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận. Đồng thời, hình ảnh gợi nhớ về nhạc sĩ Cao Văn Lầu-người sáng tác ra bài Dạ cổ hoài lang bất hủ, tác phẩm đặt nền móng cho sự phát triển của vọng cổ cũng như nghệ thuật sân khấu cải lương ngày nay.

Hình ảnh 3 chiếc nón lá cách điệu với 3 màu đỏ, vàng, xanh được thiết kế đan xen nhau (cũng là hình ảnh đại diện tinh thần đoàn kết của 3 dân tộc Kinh-Khmer- Hoa) bao trùm bởi cây đờn kìm cách điệu. Hình ảnh nón lá hướng chúng ta đến đặc trưng văn hóa Nam bộ, gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là người phụ nữ Nam bộ, trong đó có phụ nữ Bạc Liêu.

Khẩu hiệu du lịch “Bạc Liêu-Hội tụ bản sắc văn hóa phương Nam” là nhằm định hướng phát triển Bạc Liêu trở thành một phương Nam thu nhỏ với sự giao thoa và đa bản sắc văn hóa, qua đó thu hút du khách tìm hiểu, đến Bạc Liêu để trải nghiệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ, những giá trị hào sảng, cốt cách nghĩa tình của con người Bạc Liêu, cũng như giá trị văn hóa tâm linh tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh…

Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu Trần Thị Lan Phương thông tin thêm: hình ảnh sóng gợn màu xanh được đặt dưới khẩu hiệu du lịch Bạc Liêu nhằm liên tưởng đến hình ảnh miền sông nước, đặc trưng của vùng đất Nam bộ với hệ thống sông ngòi chằng chịt, phù hợp để phát triển du lịch sinh thái-nông nghiệp-nông thôn, một trong những xu hướng du lịch hiện nay.

Cũng theo bà Lan Phương, hiện nay, Bạc Liêu hiện là một địa phương vừa mang bản sắc chung của Nam bộ, đang tập trung phát triển du lịch văn hóa với những sản phẩm mang nét đặc trưng, vừa đại diện bản sắc văn hóa của khu vực, vừa mang nét riêng chỉ có ở Bạc Liêu để du khách trải nghiệm.

QUANG VĂN

 

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.