Điều bình dị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chưa khi nào mà con người phải ở yên một chỗ lâu như thế này. Hơn một nửa dân số thế giới đang thực hiện giãn cách xã hội để bảo vệ cộng đồng và cũng là tự bảo vệ chính mình.
Những ngày nghỉ kéo dài, khái niệm thứ-ngày-tháng thoắt trở nên mơ hồ đến nỗi nhiều khi không còn nhớ được. Buổi sáng bắt đầu ngày mới bằng những thói quen mới. Có lẽ gần như thứ mà mỗi sớm mai ai cũng quan tâm là những thông tin về dịch bệnh, cùng đó là sự hồi hộp, lo lắng, xót thương đồng loại...
Sớm mai, không còn cảm giác tất bật chuẩn bị cho trẻ con đến trường, chúng nghỉ học cũng đã sang đến tháng thứ 3. Nếp sinh hoạt thường nhật bị đảo lộn, thấy ngày dài thật là dài. Cuộc sống quẩn quanh từ phòng khách xuống bếp, vào phòng ngủ. Hết đọc sách, xem phim, nghe nhạc đến tập thể dục, nấu ăn…, ai may mắn hơn thì có thêm một khoảnh vườn nhỏ để mở rộng không gian sống. Những việc trước đây không đủ thời gian thực hiện thì nay thỏa chí để làm. Có nhiều thời gian, người ta mới khám phá được nhiều điều ở bản thân trước đây chưa có dịp phát huy. Nhiều người tự nhiên thấy mình nấu ăn rất ngon, người thấy mình cắm hoa thật đẹp, người lại phát hiện ra ở mình khiếu hội họa, âm nhạc, may vá, thêu thùa… Tất cả mọi năng khiếu, sở trường đều được đem ra ứng dụng. Cuộc sống không phải chậm lại nữa, mà có cảm tưởng như thời gian cứ đặc quánh lại, trôi đi một cách rất từ từ.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Mỗi sớm, vẫn tự tay pha một tách cà phê thơm để duy trì thói quen cũ cho một ngày dài mải mê cùng công việc. Ngồi bên cửa sổ nhấp từng ngụm cà phê, ngắm nhìn những đóa hoa đang đượm sắc hương, chợt vu vơ nhớ một góc phố quen mùa này đang độ rực rỡ. Lưng chừng tháng tư rồi nhỉ! Cái khoảng giao mùa này luôn ẩn chứa điều gì đó thật đặc biệt, giữa hạ và xuân, giữa mưa và nắng, thứ gì cũng lưng lửng nửa như có, nửa như không. Những cơn mưa đầu mùa đã đổ xuống, hoa bằng lăng bên phố đã tím ngát một khoảng trời. Những cây muồng hoàng yến cũng bâng khuâng thả những chùm hoa như mây vàng lơ lửng bên những con dốc nhỏ. Vẫn hương vị cà phê ấy nhưng sớm nay sao như nhạt hẳn? Có lẽ là vì hương vị ấy phải được hòa vào với buổi mai thành phố ríu rít người xe qua lại. Vỉa hè còn ngái ngủ bởi những hạt sương đêm vẫn đang co mình dưới tán lá. Đôi chim nhỏ lích rích chuyền cành. Những hương vị, âm thanh ấy nhất định phải được hòa quyện cùng nhau mới nâng đỡ nhau thành những buổi sớm mai quen thuộc. Thành phố này bao giờ cũng chan chứa những khoảng lặng bình yên dành cho những người hướng nội như tôi. Và tôi đã nhận ra điều gì làm thành nỗi nhớ vu vơ của mình, khi nhấp ngụm cà phê nhàn nhạt sớm nay, dù vẫn là thứ đồ uống thân quen tôi hằng uống.
Đường phố chìm trong tĩnh lặng, chỉ khi có việc chẳng đừng, người ta mới ra khỏi nhà. Tôi gần như chỉ ra chợ mua thức ăn, vài ngày một lần. Cả người bán lẫn người mua khẩu trang kín bưng, chỉ có thể nhận ra người quen đang cười chào nhau khi nhìn thật sâu vào mắt. Ở góc chợ có người bán hàng cùng quê, tính tình xởi lởi, mọi khi thấy tôi đi từ xa đã cất tiếng chào mời. Nay thấy bà vắng bóng, có điều gì đó cứ lằng lặng đè lên ánh nhìn khuyết vắng khi nhìn về nơi này…
Rồi nhịp sống chắc chắn sẽ trở lại sự bộn bề thường nhật. Có lẽ, rồi sẽ có nhiều điều khác đi. Nhưng tôi vẫn tin chắc một điều rằng, mỗi chúng ta sẽ biết trân quý hơn những điều thật bình dị xung quanh cuộc sống của mình. 
ĐÀO AN DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.