Đi cùng những "Chuyện thường ngày"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau Nguyễn Văn Nhâm, nhà điêu khắc lão làng đã mất cách đây vài năm, giờ đây khi hỏi về gương mặt tiêu biểu trong giới điêu khắc Gia Lai thì các hội viên Hội Mỹ thuật đều nhắc đến nhiều nhất một cái tên: Nguyễn Vinh.

Chỉ riêng việc chọn cho mình một con đường rất khác, Nguyễn Vinh đã tự khẳng định được phong cách dù còn rất trẻ: Sáng tác theo phong cách điêu khắc hiện đại, trong đó chú trọng về mảng khối với nội dung thiên về những chuyện thường ngày như con người trong cuộc sống hiện đại, môi trường, lao động…  Những gì xù xì, thô ráp nhất của đời sống lại đi thẳng vào tác phẩm của Nguyễn Vinh một cách vô cùng tự nhiên.

 

Nguyễn Vinh và tác phẩm “Ngoài phố” (anh do nhân vật cung cấp).
Nguyễn Vinh và tác phẩm “Ngoài phố” (anh do nhân vật cung cấp).

“Không chỉ đẹp là đủ”

Trò chuyện về con đường đã chọn, Nguyễn Vinh tự nhận mình may mắn và có duyên với giải thưởng. Năm 2010, khi đang là sinh viên năm 4 Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, chàng trai trẻ đất Tây Nguyên đã sở hữu giải thưởng đầu tiên là huy chương đồng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc với tác phẩm “Dưới phố” (tác phẩm này đã được Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh mua lại và trưng bày). Năm 2013, Vinh tiếp tục đạt giải khuyến khích tại Triển lãm 10 năm điêu khắc toàn quốc lần thứ 5 (2003-2013) với tác phẩm “Ngoài phố”. Cũng trong năm này, tác phẩm “Đợi” đã mang về cho tác giả trẻ 32 tuổi giải B Giải Văn học-Nghệ thuật tỉnh. Gần đây nhất, năm 2014, là giải A Giải Văn học-Nghệ thuật tỉnh với tác phẩm “Trường Sơn hôm nay”; loại A xét hỗ trợ tác phẩm chất lượng của Hội Mỹ thuật Việt Nam với tác phẩm “Cuối ngày”.

Có thể thấy, ý tưởng chủ đạo, xuyên suốt, xâu chuỗi các tác phẩm của Nguyễn Vinh là hàng loạt những chất liệu từ cuộc sống thường ngày. Chẳng hạn “Dưới phố” là những mặt người đang xuống phố: Đôi chút thảnh thơi lại bị sự “cảnh giác” cao độ lấn át khi mà dưới chân họ là triều cường, xung quanh lúc nào cũng đầy khói bụi. Trong khi đó, “Ngoài phố” khắc họa cảnh kẹt xe ở một giao lộ với những sự xô bồ, chen lấn… Trở về Gia Lai năm 2012, Nguyễn Vinh cũng đã kịp thu thập được nhiều chất liệu hay để đưa vào tác phẩm. Nếu như “Đợi” ghi lại khoảnh khắc đợi việc lúc nông nhàn của những người đàn ông dân tộc thiểu số ở những góc đường với tâm trạng xáo động và suy tư, thì “Cuối ngày” cũng nói về những chủ thể này, vẫn đượm nét lo phiền, vì sau một ngày làm việc, có người trở về với đồng lương lao động ít ỏi, có người vẫn không có việc làm. Đúng như mối quan tâm của Vinh là chú trọng mô tả nội tâm con người trong cuộc sống hiện đại.

Chia sẻ về hướng đi sắp tới trong nghề, Nguyễn Vinh cho biết sẽ vẫn chọn Tây Nguyên làm chủ đề nhưng không theo hướng lễ hội mà quan tâm đến những diễn tiến trong cuộc sống thường ngày của người Tây Nguyên. Những tác phẩm gần đây như “Lứa mới”-thể hiện niềm vui của người mẹ Jrai khi bầy heo con vừa ra đời; “Sự sống” nói về sức vươn bật của rừng… đã khẳng định điều này. “Đơn giản vì mình cảm thấy cần phải nói lên cái gì đó về đời sống, những điều người khác cần quan tâm chứ không chỉ đẹp là đủ”-Vinh bộc bạch.

Từ tình cờ đến đam mê

Khá bất ngờ khi biết rằng Nguyễn Vinh đến với điêu khắc rất tình cờ và cũng khá… long đong. Với sở thích hội họa từ nhỏ, kết thúc năm học 12, Vinh quyết định đi luyện thi ở Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Vẫn nghĩ mình sẽ học Hội họa, nhưng khi ngang qua một lớp dạy điêu khắc thì chợt nhận ra đây mới chính là điều mình cần theo đuổi. Rồi thì… thi rớt, nên đành theo học Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai-Khoa Điêu khắc. Ra trường, Vinh mở xưởng và vẫn tiếp tục nuôi chí thi vào Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Đến năm thứ 3 liên tiếp mới đậu. Học thêm 5 năm nữa, vừa làm vừa học. Nhớ lại thời kỳ này, Vinh chia sẻ: “Cũng may là có một câu động viên của ba, rằng nếu con đã muốn học thì học đến đâu ba cũng ráng lo được”. Năm 2012, Nguyễn Vinh ra trường và về thẳng Gia Lai để nuôi tiếp niềm đam mê điêu khắc với gỗ, sắt hàn, gò kim loại, composite, đá, đất nung… với một xưởng điêu khắc nhỏ.

Không phải là không có những khó khăn. Hiện Nguyễn Vinh đang là giảng viên Khoa Điêu khắc Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật Gia Lai, một khoa quá mới nên chưa có sinh viên, do đó phải tạm tham gia giảng dạy về hội họa. Ngoài ra, bản thân Vinh cũng thừa nhận cần phải cố gắng nhiều hơn nữa nếu không muốn tụt hậu khi mà mỹ thuật đương đại đang phát triển rất nhanh với những xu hướng đa dạng. Dù vậy, Vinh khẳng định: “Gia Lai là một mảnh đất đầy tiềm năng để phát triển mỹ thuật. Tôi nghĩ mình đã đi đúng hướng”. Hiện nhà điêu khắc trẻ tuổi đang ấp ủ dự định mở một triển lãm cá nhân tại Gia Lai và TP. Hồ Chí Minh trong vòng 1-2 năm tới. Những tác phẩm đầu tiên bán được sẽ được dùng làm từ thiện.

Phương Duyên

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.