Đến với vùng dân ca Bahnar, Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù cho đến nay, chưa có một công trình điều tra, nghiên cứu nào cho biết chính xác về số lượng các bài bản dân ca đã và đang tồn tại trong đời sống sinh hoạt tinh thần của người Bahnar, Jrai, nhưng chúng tôi có thể  khẳng định, người Bahnar, Jrai đang sở hữu một kho tàng dân ca vô cùng phong phú và độc đáo cả về thể loại và ngôn ngữ thể hiện. Đó là những bài hát ru; là những bài đồng dao/Kvơng kvao/Hơ yu; những khúc hát giao duyên/Joh hri, hoặc Joh adruh tơdăm/Alư hoặc Che/Nhik; là những bài hát sinh hoạt Joh/Adôh; hát kể-trường ca-sử thi/A amon/Hri-Khan...
 

Lễ mừng cơm mới.
Lễ mừng cơm mới.

Hát ru người Bahnar gọi là joh pơlung, người Jrai gọi là pơ ngui. Hát ru của người Bahnar, Jrai cũng mang tính chất chung giai điệu mềm mại, ít thấy hoặc nói đúng hơn là không có những bước nhảy quãng rộng; tốc độ (tempo) chậm vừa. Lời ca mộc mạc, đơn giản, thường khuyên em bé đừng khóc, bố mẹ đang bận việc rẫy nương, con-em-cháu hãy ngủ cho ngoan, bố mẹ về sẽ cho quà...

Cái nỏ xinh xinh của cháu đây/Cháu ơi, cháu ngủ ngoan nào/Để mẹ đi múc nước hái rau/Để cha đi cuốc rẫy, thăm bẫy trong rừng... (Pơ lung sâu-Ru cháu-dân ca Bahnar). Hoặc, Ơ... này con! Mong con giữ lấy giấc mơ/Lúc còn bé, con múa hay hát giỏi/Mai khôn lớn, con đi làm du kích... (Pơ ngui ană-Ru con-dân ca Jrai).

Qua nhiều năm nghiên cứu, chúng tôi được biết chẳng mấy khi trẻ em ngủ trên sàn nhà lúc vắng người lớn, mà lúc nào cũng thấy trẻ được người lớn mang theo bên người (sau lưng hoặc trước bụng). Hát ru vang lên trong nhà, ngoài nương rẫy, trên đường đi, bên bến nước... Hát ru cất lên bất cứ  thời gian nào trong ngày. Thông thường, người ta chỉ hát ru trong hai hoàn cảnh điển hình, đến lúc cần ngủ mà em bé không chịu ngủ; em bé đang ngủ, vì một lý do nào đó chợt tỉnh dậy.

 

Lễ hội cầu mưa. Ảnh: Hoàng Ngọc
Lễ hội cầu mưa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Vốn được hấp thụ âm nhạc, múa từ lúc còn nằm trên lưng mẹ, rồi theo bố mẹ, người lớn, lớn lên trong từng lời ru tiếng nhạc, trẻ em Bahnar, Jrai rất hiếu động và thích ca hát, nhảy múa. Đặc biệt, trong những dịp buôn làng tổ chức lễ hội, chúng tôi thấy, người lớn đánh cồng chiêng, uống rượu, nhảy múa thâu đêm, các em nhỏ chưa biết đánh cồng thì cũng uống rượu, múa hát những bài hát đồng dao-vừa chơi-vừa hát, vừa hát vừa sáng tạo. Tuy nhiên, những sáng tạo bước đầu ấy còn hết sức thơ ngây so với sự đánh giá của người lớn, nhưng chính sự ngây thơ ấy lại là đặc điểm của tư duy trẻ em nói chung, trẻ em Bahnar, Jrai nói riêng.

Trước đây, trai gái Bahnar, Jrai ngoài việc phát nương làm rẫy, đan gùi dệt vải, ai cũng phải thuộc nhiều bài hát dân ca, đặc biệt là những lời hát giao duyên để thể hiện tình yêu lứa đôi khi lao động, sản xuất, khi vui chơi trong những ngày lễ hội, khi mùa trăng lên hoặc lúc nghỉ ngơi trên các chòi canh trên rẫy. Đó là những lời hứa hẹn tình yêu thủy chung, là những bài ca ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của người con gái và dũng khí phi thường của người con trai. Vẻ đẹp của các chàng trai cô gái được ví von như những loài hoa, loài chim, trăng, sao.

- Anh Him ơi, anh Him/Em nhớ thương anh nhiều/Anh đẹp như chim phí/Anh khỏe như Yang (Thần)/Em muốn đi theo anh/Em muốn sống bên anh/Cùng anh xây tổ ấm (Ayong Him-dân ca Jrai).

- Anh Bênh đứng dậy, bước đi oai phong/Anh mặc khố, áo mới và đeo lục lạc/Tiếng lục lạc kêu rung reng, rung reng/Cái hông anh thon và chắc nịch/Anh khoác ô vàng trông thật là oai phong (Pluk iung Bênh-dân ca Bahnar).

Đồng thời với những khúc hát ru, những bài đồng dao, những bản tình ca ca ngợi tình yêu đôi lứa là những bài ca ca ngợi quê hương xứ sở mà người Bahnar gọi là Joh, còn người Jrai gọi là Adoh. Đây là thể loại dân ca, có nhiều làn điệu và tên gọi khác nhau, thường được dùng rộng rãi trong quần chúng, từ cụ già đến các em nhỏ. Người ta có thể hát Adoh/joh trong lễ  bỏ mả, trong lễ đâm trâu, trong lao động sản xuất, trên nương rẫy, bên bếp lửa hồng trong đêm thanh vắng hoặc khi giã gạo hay ở nơi bến nước, đặc biệt là khi uống rượu... Họ hát để san sẻ niềm thương nỗi nhớ, hát để tỏ lòng biết ơn buôn làng, họ mạc, hát để xua tan bao nỗi nhọc nhằn, hát cho cỏ cây đâm hoa kết trái. Nội dung của thể loại này rất phong phú, nhờ đó, con người mới nói nhau hết mọi niềm cảm xúc. Trong bài: Anh dựng chòi bên vách núi/Dưới chân núi con suối lượn quanh/Cảnh núi rừng đẹp lắm anh ơi... (Pơm ku kang kông-dân ca Bahnar).

 

 Tái hiện không gian sử thi tại lễ đón nhận Sử thi của người Bahnar là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Hoàng Ngọc
Tái hiện không gian sử thi tại lễ đón nhận Sử thi của người Bahnar là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nói đến dân ca Bahnar, Jrai, chúng ta không thể bỏ qua những đêm Hơ amon-Hri-Sử thi (hát kể-trường ca) huyền thoại đã làm rạng danh mảnh đất đầy nắng gió Tây Nguyên. Đó là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian, là một cốt truyện nhiều nhân vật, nhiều tình tiết. Truyện thể hiện bằng văn vần theo luật thơ ca dân tộc, xen lẫn với những đoạn văn xuôi. Sử thi bao giờ cũng được trình bày dưới dạng hát ngâm bằng những làn điệu dân tộc, cộng với ngữ điệu, sắc thái, cường độ, tốc độ với cách đổi giọng thật sang giọng giả hay thay đổi tầm cữ âm thanh của người nghệ nhân. Những yếu tố diễn xuất này mang đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc và vượt ra khỏi phạm vi biểu cảm của ngôn ngữ nói. Cả người kể lẫn người nghe đều tiếng hát dẫn vào không gian và thời gian lịch sử của câu chuyện. Nhờ những yếu tố thần kỳ trong Hơ amon-Hri-Sử thi với những nội dung ca ngợi những anh hùng-dũng sĩ của dân tộc, thêm vào đó là nghệ thuật hát kể của nghệ nhân, nên khi các cụ già hát kể thì già trẻ, trai gái, kéo nhau đến nghe một cách chăm chú.

Nhìn chung, nội dung lời ca trong các làn điệu dân ca Bahnar, Jrai đã diễn đạt được cơ bản các trạng thái tình cảm của con người với các mối quan hệ đa chiều. Hình thức-nghệ thuật ngắn gọn, súc tích, mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế. Đó là sự vận dụng một cách tài tình các thủ pháp nghệ thuật so sánh, ví von, ẩn dụ, giàu hình ảnh với lối gieo vần độc đáo và lối nhắc lại nguyên câu (điệp câu), đảo câu..., trên một âm hình tiết tấu nhất định nhưng lại ở các cao độ khác nhau tạo cho câu nhạc tròn trĩnh và có sức cuốn hút người nghe.

Nhạc sĩ Lê Xuân Hoan

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

(GLO)- Phát huy lợi thế là trung tâm vùng kinh tế phía Đông Nam tỉnh, sau hơn 11 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của người dân, thị xã Ayun Pa đã từng bước khai thác tiềm năng và nội lực, đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

(GLO)- Năm 2018, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả các mặt hàng nông sản giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Ia Grai. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự điều hành của UBND huyện, kinh tế-xã hội huyện vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả tích cực.
Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

(GLO)- Sau 30 năm thành lập, huyện Kông Chro đã có sự phát triển mạnh mẽ, đầy hứa hẹn. Bộ mặt đô thị và nông thôn đang đổi mới từng ngày, đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước được cải thiện và nâng cao.
Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

(GLO)- Sau 15 năm thành lập, kinh tế-xã hội của huyện Đak Pơ có bước phát triển vượt bậc. Đời sống người dân ngày một cải thiện. Có được kết quả này là nhờ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã tạo động lực giúp vùng đất thuần nông Đak Pơ phát triển mạnh mẽ.
Đất nước của những triệu phú

Đất nước của những triệu phú

(GLO)- Công quốc Monaco nằm ở một eo biển nhỏ phía Nam nước Pháp, bên bờ biển Côte dAzur, nước Pháp bao quanh 3 mặt, mặt còn lại giáp biển Địa Trung Hải. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 2,02 km2, Monaco là quốc gia nhỏ thứ 2 thế giới (chỉ sau Vatican), dân số 38.000 người-nằm trong top 10 quốc gia có dân số ít nhất thế giới. Tuy nhỏ về diện tích và ít về dân số nhưng quốc gia này có đến 1/3 dân số là triệu phú và rất nhiều tỷ phú, không có người nghèo, được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia có tỷ lệ triệu phú cao nhất thế giới. Do vậy, Monaco được mệnh danh là đất nước của những triệu phú đô la.
Xã luận: Xuân khát vọng

Xã luận: Xuân khát vọng

(GLO)- Chúng ta quyến luyến chia tay năm Mậu Tuất, bước sang Xuân mới Kỷ Hợi 2019. Với Gia Lai, năm Mậu Tuất 2018 ghi dấu ấn đặc biệt trên nhiều lĩnh vực, thể hiện rõ quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, khát vọng vươn lên chinh phục những tầm cao mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Những ngày ở Nhật

Những ngày ở Nhật

(GLO)- Trong tâm thức của người Việt hàng thế kỷ nay, Nhật là dân tộc có nhiều điều đáng học. Tư tưởng duy tân từ cụ Phan Chu Trinh và kế tiếp là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu in đậm sử sách, ăn sâu tư duy thế hệ chúng tôi. Vì vậy, được đến nước Nhật, tận thấy cuộc sống của người Nhật từ lâu là ước muốn của nhiều người.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

(GLO)- Năm qua, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã liên tục đi kiểm tra, thị sát cơ sở, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình, giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ. Qua đó đã tăng cường sức mạnh đoàn kết, đẩy nhanh phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.
Xuân về trên núi

Xuân về trên núi

(GLO)- Ở xứ cao nguyên này, mưa thì dằng dặc, triền miên, nắng thì hoang hoải, kiệt cùng. Những khoảnh khắc xuân-hạ-thu-đông dường như chỉ đỏng đảnh ghé qua chớp nhoáng trong một thời khắc nào đó, mà nếu hững hờ, sẽ khó lòng mà nhận ra.
Thưởng trà và sống chậm

Thưởng trà và sống chậm

(GLO)- Yêu thích nghệ thuật trà đạo và triết lý Phật giáo, anh Võ Thanh Hưng đã quyết tâm xây dựng một không gian thưởng thức trà đúng chất xưa. Nét xưa ấy thể hiện ngay từ cái tên Hồn Gỗ của quán cho đến cách mà anh ngồi đối ẩm cùng những người trót mê đắm hậu vị ngọt mát của các loại trà Việt.
Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

(GLO)- Năm 2018, Gia Lai tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Minh chứng là qua 2 lần tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với TP. Hồ Chí Minh, kết quả đạt được đều rất khả quan với nhiều dự án đã được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.
Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

(GLO)- Bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, huyện Chư Sê đã tập trung mọi nguồn lực để quy hoạch, chỉnh trang đô thị, tu sửa, nâng cấp hệ thống đường giao thông, vỉa hè… nhằm hướng tới mục tiêu trở thành thị xã trước năm 2020.
Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

(GLO)- Năm 2017, huyện Chư Pưh đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, giá trị tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,05%. Trong đó, nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,6%, công nghiệp-xây dựng tăng 12,92%, dịch vụ tăng 13,96%; thu nhập bình quân đầu người đạt 39,31 triệu đồng/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn hơn 282 tỷ đồng, đạt 104,28% kế hoạch. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 23.585,7 ha, đạt 101,31% kế hoạch.
Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

(GLO)- Tăng cường hoạt động phòng-chống dịch, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để người dân chủ động giám sát dịch tễ; triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu y tế-dân số, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở; phát triển và mở rộng dịch vụ, kỹ thuật y tế tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng...
Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

(GLO)- Ngày trước, khi nói về Bộ đội Biên phòng, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh chú chiến mã phi nước đại trên đỉnh núi cao xa. Tuy nhiên, lính Biên phòng không chỉ có ngựa mà còn sở hữu một lực lượng rất đặc biệt, đó là những chú chó nghiệp vụ cực kỳ nhanh nhạy, thông minh. Những ngày đầu Xuân Mậu Tuất, chúng tôi có dịp lên xã Ia Mơr (huyện Chư Prông) thăm Cụm Cơ động Chó nghiệp vụ 3-Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ trên toàn tuyến biên giới các tỉnh Tây Nguyên.