Hành trình "Về với buôn làng": Cho đi bằng sự tử tế

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ưa xê dịch và khám phá những cung đường, những người bạn gặp nhau giữa miền Thượng, rồi bàn với nhau cùng làm gì đó cho vùng đất này để chuyến đi thêm ý nghĩa. Hành trình “Về với buôn làng” bắt đầu từ đó và được duy trì suốt 5 năm nay.

Họ là bạn bè từ khắp mọi miền đất nước, kết nối nhờ mạng xã hội. Mỗi người mỗi nơi và không cùng chung công việc. Nhưng khi đã lên chương trình, các thành viên “Về với buôn làng” lại cùng làm một chuyến trở về dù công việc cuối năm rất bận rộn. Dạo trên Facebook của hành trình thiện nguyện này, biết đoàn đang trên đường lên vùng núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum), tôi bèn “chặn” lại để có một cuộc gặp ngay tại Phố núi đầy sương.

Tấm lòng những người trẻ thị thành

Anh Nguyễn Thành Nhân-một thành viên của nhóm, người gắn bó với Tây Nguyên gần 1/3 thời gian mỗi năm-cho biết: Ngay từ đầu, khi nhóm chỉ mới có vài người tham gia thực hiện chương trình Trung thu đầu tiên tại ngôi làng cổ Kon Ktu (tỉnh Kon Tum), họ đã xem thiện nguyện là hoạt động cần thiết trong hành trình rong ruổi của mình. Cho đi, để cả 2 bên cho và nhận cùng có được niềm vui.

 Các em học sinh Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (huyện Chư Sê) say sưa đọc sách. Ảnh: N.B
Các em học sinh Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (huyện Chư Sê) say sưa đọc sách. Ảnh: N.B


“Khi làm thiện nguyện ở Tây Nguyên, chúng tôi luôn nghĩ mình là một mảnh ghép, xem cái gì thiếu thì “biến thành” để ghép vào cho bức tranh hoàn chỉnh hơn. Những tấm lòng hướng về vùng đất này khi làm thiện nguyện cũng đừng copy, đừng tổ chức trùng lắp không cần biết người dân có cần không, cái mình cho có phù hợp không”-anh Nguyễn Thành Nhân chia sẻ.



Khi làm bất cứ chương trình nào ở miền núi Trường Sơn, đoàn luôn cử người khảo sát và tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu thực tế của người dân địa phương để mang đến đúng những thứ họ cần. Trong từng túi quà nặng trĩu tấm lòng luôn có những tấm chăn ấm áp, những chiếc màn chống muỗi được đặt may kỹ lưỡng; những đôi ủng, dép tổ ong tiếp sức cho bà con đạp đá lên rẫy; mớ cá khô để dự phòng cho bữa ăn thêm mặn mà… Thấy người dân uống nước suối, nước giọt, họ lại rủ nhau hùn tiền làm hệ thống lọc nước uống dẫn nước từ núi cao về tới tận làng, đảm bảo vệ sinh và sức khỏe. Thấy tụi nhỏ đùm cơm đi học, họ lại bàn nhau mua cà mèn đến tặng để bữa trưa của các em ở trường thêm tươm tất. Vừa cuối thu, những người trẻ thị thành hối hả rủ nhau vận động kinh phí mua áo ấm mang lên vùng cao tặng học sinh và người dân với hy vọng nhóm lên đốm lửa sưởi ấm mùa đông lạnh giá giữa núi rừng Trường Sơn.

“Không là người bản địa, bằng cách nào các anh chị tìm được những địa chỉ xa tít, heo hút giữa núi rừng?”. Trước thắc mắc này, anh Nguyễn Thành Nhân “bật mí”: “Thói quen xê dịch, mê những cung đường nhỏ, ngoằn ngoèo dẫn tôi đến những buôn làng xa xôi. Tại các điểm dừng, chúng tôi thường trò chuyện cùng người dân để hiểu thêm về vùng đất, con người bản địa. Thấy việc gì cần làm cho bà con thì ghi chép lại, hình thành một danh sách các địa chỉ và nhu cầu phù hợp với thực tế. Khi lên lịch thực hiện sẽ khảo sát lại lần nữa và liên hệ với chính quyền địa phương để nắm bắt thêm thông tin, tổ chức thực hiện. Sau mỗi chuyến đi như vậy, hành trình lại có thêm những thành viên mới là người bản địa tâm huyết, gắn bó. Đó là những người đi sát thực tế nhất, là cầu nối cho hành trình với địa phương”. Theo đó, hành trình “Về với buôn làng” đặt mục tiêu thực hiện 4 chương trình thiện nguyện mỗi năm và luân phiên giữa các tỉnh Tây Nguyên, tuy nhiên, hễ nghe ở đâu có những nhu cầu bức thiết thì họ lại lập tức tìm đến, nối dài danh sách, cũng là nối dài hành trình không có điểm dừng.

Trăn trở sau mỗi hành trình

Dù vậy, sau mỗi hành trình, trong lòng họ vẫn nặng những trăn trở khi thấy học sinh miền núi quá thiếu thốn và khó khăn trong hành trình tiếp cận với tri thức. Ngoài giờ học trên lớp, các em rất ít sách tham khảo để phát triển kiến thức và nuôi dưỡng tâm hồn. Thế là, mọi người lại vận động thêm kinh phí để mua hàng ngàn quyển sách và xin thêm từ các tủ sách gia đình mang lên cho các em.

Tại Gia Lai, chính ngôi trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (huyện Chư Sê) đã tạo được “cú hích” để hành trình “Về với buôn làng” có thêm động lực tiếp tục phát triển chương trình tặng sách cho học sinh. “Thấy thư viện trường trống hoác vì chưa có kinh phí mua sách, cả nhóm bàn nhau chở sách xuống tặng. Học sinh mừng rỡ, thầy cô vận động thêm Mạnh Thường Quân xây dựng không gian đọc sách trong nhà và ngoài trời cho học sinh. Gần đây nhất, nhà trường gọi điện thoại “khoe” thư viện của trường hiện là thư viện điểm của huyện”-thành viên Nguyễn Thanh Nhựt (sinh sống tại TP. Pleiku) chia sẻ với ánh mắt tràn ngập niềm vui.

 Niềm vui của đồng bào Tây Nguyên khi có nước sạch-công trình được thực hiện bởi những tấm lòng thiện nguyện. Ảnh: N.B
Niềm vui của đồng bào Tây Nguyên khi có nước sạch-công trình được thực hiện bởi những tấm lòng thiện nguyện. Ảnh: N.B


Trong 5 năm hành trình “Về với buôn làng” đã có trên 25 chuyến thiện nguyện tại các tỉnh thuộc miền Trung-Tây Nguyên với giá trị mỗi chuyến khoảng 90-120 triệu đồng. Riêng trong năm 2018, tổng giá trị hành trình thực hiện tại các tỉnh là 500 triệu đồng và là năm đầu tiên làm thêm hệ thống nước sạch, thư viện lưu động tại Bắc Tây Nguyên.

Trong những ngày cuối năm, dù đã thực hiện xong chương trình của năm 2018 và hoạch định 4 chương trình cho năm 2019 trải dài khắp các tỉnh miền núi khu vực miền Trung và Tây Nguyên, nhưng một số thành viên vẫn ngược lên huyện cực Bắc Tây Nguyên là Đak Glei (tỉnh Kon Tum) để lắng nghe ý kiến từ nhà trường, học sinh và các cơ quan liên quan sau một tháng thực hiện dự án “Thư viện lưu động”. Trong đó, hành trình “Về với buôn làng” chịu trách nhiệm cung cấp nguồn sách, Huyện Đoàn tổ chức lập danh mục sách và luân chuyển giữa các trường Tiểu học, THCS, đặt thư viện tại mỗi trường trong thời gian một tháng.

Đối với học sinh dân tộc thiểu số, học tiếng Việt là một hành trình gian nan, đòi hỏi nỗ lực của cả thầy và trò. Vậy nhưng, nhiều khi ra khỏi lớp là chữ trả lại cho thầy. Vì thế, thư viện sách là kênh thứ 2 để các em tiếp cận với việc đọc và hiểu tiếng Việt, từ đó kích thích nhu cầu đọc sách, hình thành kỹ năng đọc để phát triển tri thức ngoài sách giáo khoa. Anh Nguyễn Thành Nhân cho biết: “Sau Kon Tum, Gia Lai là địa phương tiếp theo mà hành trình “Về với buôn làng” thực hiện mô hình thư viện lưu động trong năm 2019. Chúng tôi rất tâm đắc với chương trình này và mong muốn được mở rộng. Đây là mô hình đòi hỏi sự chuyên tâm của đơn vị phối hợp, do đó, cần tổ chức thành công và rút kinh nghiệm từ Đak Glei rồi mới nhân rộng, đảm bảo tính thiết thực, sử dụng đúng và hiệu quả kinh phí do các thành viên cùng các Mạnh Thường Quân đóng góp”.

 NGUYÊN BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

(GLO)- Phát huy lợi thế là trung tâm vùng kinh tế phía Đông Nam tỉnh, sau hơn 11 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của người dân, thị xã Ayun Pa đã từng bước khai thác tiềm năng và nội lực, đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

(GLO)- Năm 2018, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả các mặt hàng nông sản giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Ia Grai. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự điều hành của UBND huyện, kinh tế-xã hội huyện vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả tích cực.
Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

(GLO)- Sau 30 năm thành lập, huyện Kông Chro đã có sự phát triển mạnh mẽ, đầy hứa hẹn. Bộ mặt đô thị và nông thôn đang đổi mới từng ngày, đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước được cải thiện và nâng cao.
Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

(GLO)- Sau 15 năm thành lập, kinh tế-xã hội của huyện Đak Pơ có bước phát triển vượt bậc. Đời sống người dân ngày một cải thiện. Có được kết quả này là nhờ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã tạo động lực giúp vùng đất thuần nông Đak Pơ phát triển mạnh mẽ.
Đất nước của những triệu phú

Đất nước của những triệu phú

(GLO)- Công quốc Monaco nằm ở một eo biển nhỏ phía Nam nước Pháp, bên bờ biển Côte dAzur, nước Pháp bao quanh 3 mặt, mặt còn lại giáp biển Địa Trung Hải. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 2,02 km2, Monaco là quốc gia nhỏ thứ 2 thế giới (chỉ sau Vatican), dân số 38.000 người-nằm trong top 10 quốc gia có dân số ít nhất thế giới. Tuy nhỏ về diện tích và ít về dân số nhưng quốc gia này có đến 1/3 dân số là triệu phú và rất nhiều tỷ phú, không có người nghèo, được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia có tỷ lệ triệu phú cao nhất thế giới. Do vậy, Monaco được mệnh danh là đất nước của những triệu phú đô la.
Nghi lễ cúng đình ở Tây Sơn Thượng đạo

Nghi lễ cúng đình ở Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Trải qua bao biến cố lịch sử, hơn 300 năm qua, những người con vùng đất An Khê vẫn gìn giữ nghi lễ cúng đình truyền thống. Hầu hết các đình làng, miếu, am, dinh trên địa bàn thị xã đều có ban nghi lễ lo việc hương khói, cúng kính. Đây là nét văn hóa đặc sắc thể hiện đời sống tín ngưỡng của người Việt vùng An Khê, được bảo tồn từ bao đời nay.
Những ngày ở Nhật

Những ngày ở Nhật

(GLO)- Trong tâm thức của người Việt hàng thế kỷ nay, Nhật là dân tộc có nhiều điều đáng học. Tư tưởng duy tân từ cụ Phan Chu Trinh và kế tiếp là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu in đậm sử sách, ăn sâu tư duy thế hệ chúng tôi. Vì vậy, được đến nước Nhật, tận thấy cuộc sống của người Nhật từ lâu là ước muốn của nhiều người.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

(GLO)- Năm qua, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã liên tục đi kiểm tra, thị sát cơ sở, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình, giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ. Qua đó đã tăng cường sức mạnh đoàn kết, đẩy nhanh phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.
Xuân về trên núi

Xuân về trên núi

(GLO)- Ở xứ cao nguyên này, mưa thì dằng dặc, triền miên, nắng thì hoang hoải, kiệt cùng. Những khoảnh khắc xuân-hạ-thu-đông dường như chỉ đỏng đảnh ghé qua chớp nhoáng trong một thời khắc nào đó, mà nếu hững hờ, sẽ khó lòng mà nhận ra.
Thưởng trà và sống chậm

Thưởng trà và sống chậm

(GLO)- Yêu thích nghệ thuật trà đạo và triết lý Phật giáo, anh Võ Thanh Hưng đã quyết tâm xây dựng một không gian thưởng thức trà đúng chất xưa. Nét xưa ấy thể hiện ngay từ cái tên Hồn Gỗ của quán cho đến cách mà anh ngồi đối ẩm cùng những người trót mê đắm hậu vị ngọt mát của các loại trà Việt.
Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

(GLO)- Năm 2018, Gia Lai tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Minh chứng là qua 2 lần tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với TP. Hồ Chí Minh, kết quả đạt được đều rất khả quan với nhiều dự án đã được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.
Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

(GLO)- Bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, huyện Chư Sê đã tập trung mọi nguồn lực để quy hoạch, chỉnh trang đô thị, tu sửa, nâng cấp hệ thống đường giao thông, vỉa hè… nhằm hướng tới mục tiêu trở thành thị xã trước năm 2020.
Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

(GLO)- Năm 2017, huyện Chư Pưh đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, giá trị tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,05%. Trong đó, nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,6%, công nghiệp-xây dựng tăng 12,92%, dịch vụ tăng 13,96%; thu nhập bình quân đầu người đạt 39,31 triệu đồng/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn hơn 282 tỷ đồng, đạt 104,28% kế hoạch. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 23.585,7 ha, đạt 101,31% kế hoạch.
Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

(GLO)- Tăng cường hoạt động phòng-chống dịch, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để người dân chủ động giám sát dịch tễ; triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu y tế-dân số, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở; phát triển và mở rộng dịch vụ, kỹ thuật y tế tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng...
Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

(GLO)- Ngày trước, khi nói về Bộ đội Biên phòng, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh chú chiến mã phi nước đại trên đỉnh núi cao xa. Tuy nhiên, lính Biên phòng không chỉ có ngựa mà còn sở hữu một lực lượng rất đặc biệt, đó là những chú chó nghiệp vụ cực kỳ nhanh nhạy, thông minh. Những ngày đầu Xuân Mậu Tuất, chúng tôi có dịp lên xã Ia Mơr (huyện Chư Prông) thăm Cụm Cơ động Chó nghiệp vụ 3-Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ trên toàn tuyến biên giới các tỉnh Tây Nguyên.
Krông Pa: Hướng đến phát triển bền vững

Krông Pa: Hướng đến phát triển bền vững

(GLO)- Năm 2017 tuy còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng với sự đoàn kết, chung sức của toàn Đảng bộ, chính quyền các cấp, sự nỗ lực vượt khó của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Krông Pa đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt kinh tế-xã hội, góp phần làm nền tảng xây dựng địa phương phát triển ổn định và bền vững.