Đêm nay (4-11), Việt Nam sẽ đón mưa sao băng cực đại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo NASA, mưa sao băng phát từ phía chòm sao Kim Ngưu (Taurus) sẽ đạt cực đại trong ngày 5-11. Đối với múi giờ tại Việt Nam, đêm đẹp nhất rơi vào tối nay (4-11) và rạng sáng 5-11.

Taurus là mưa sao nhỏ khoảng 5-10 sao mỗi giờ. Tuy nhiên, sao băng của nó lớn và sáng bất thường như những "quả cầu lửa", đồng thời bay rất chậm.

Điểm đặc biệt ở chỗ, nó bao gồm 2 trận mưa sao băng riêng biệt. Trận mưa sao băng đầu tiên được tạo ra bởi hạt bụi để lại bởi tiểu hành tinh 2004 TG10. Trận mưa sao băng thứ hai được tạo ra bởi mảnh vụn để lại bởi sao chổi 2P Encke.

b2a5fa3722cf9a91c3de.jpg
Một "quả cầu lửa" từ mưa sao băng Taurus. Ảnh: EARTHSKY/Nguồn: nguoilaodong.com.vn

Mưa sao băng Taurus thường diễn ra hàng năm từ ngày 7-9 đến 10-12. Riêng năm 2024, nó đạt đỉnh vào đêm 4-11. Song có một bất lợi cho người xem là mặt trăng bán nguyệt đầu tháng có thể sẽ che khuất phần lớn trận mưa, trừ những sao băng to và sáng nhất.

“Taurus rất giàu cầu lửa, vì vậy nếu bạn nhìn thấy Taurus, nó có thể rất sáng và sẽ làm bạn hoa mắt, dù tốc độ của chúng thực sự tệ”-chuyên gia thiên thạch của NASA Bill Cooke nhận định.

Có thể bạn quan tâm

Vành nhật hoa Mặt Trời được quan sát bởi ASPIICS của Proba-3. (Nguồn: ESA)

ESA lần đầu tiên công bố hình ảnh vành nhật hoa của Mặt trời nhờ nhật thực nhân tạo

(GLO)- Hai vệ tinh Proba-3 của Châu Âu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với bức ảnh về vành nhật hoa - lớp khí quyển ngoài cùng và bí ẩn nhất của Mặt Trời - vô cùng rõ nét. Đây cũng là lần đầu tiên, hiện tượng nhật thực toàn phần được tạo ra bởi con người mà không cần Mặt Trăng.

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

(GLO)-Nhiếp ảnh gia người Trung Quốc Dong Shuchang đã ghi lại cảnh tượng Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng vào ngày 31-5. Anh đã viết trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc Weibo rằng lần đầu tiên anh bắt gặp hiện tượng tương tự là vào tháng 5-2022.

null