Để các chuyến hàng Việt về nông thôn đạt hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Rất nhiều chuyến hàng từ chương trình đưa hàng Việt về nông thôn tổ chức trong thời gian qua chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cũng như kỳ vọng của doanh nghiệp tham gia. Nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn, bất cập về cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp…

Co.op Mart Pleiku là một trong những doanh nghiệp tham gia khá tích cực và là đơn vị góp mặt nhiều nhất trong những chuyến hàng Việt về nông thôn do Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại (Sở Công thương) tổ chức. Với tiêu chí là nhà phân phối hàng Việt, Co.op Mart Pleiku đã nỗ lực trong mọi hoạt động nhằm đưa hàng Việt đến người tiêu dùng với những sản phẩm hàng hóa phong phú, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại qua những chuyến hàng lại không như mong đợi. Ngoài ý nghĩa được quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, xét về giá trị kinh tế qua việc hạch toán cho thấy chi phí tổ chức chương trình lớn mà hàng hóa bán ra lại không nhiều nên lợi nhuận ít, thậm chí có những chuyến còn lỗ.
 

 

Ông Bùi Quốc Bình-Phó Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Pleiku dẫn chứng: Trước đây, doanh số trung bình đạt khoảng 90 triệu đồng trong 3 ngày tham gia. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây do ảnh hưởng tình hình kinh tế chung, sức mua của người dân kém, dẫn đến doanh số giảm đến 2/3. Chi phí cho mỗi chuyến đi đã nằm giá khoảng 15 triệu đồng, mà bán có 30 triệu đồng nên rất nhiều chuyến bị lỗ, chuyến nào gọi là đạt hơn cũng chỉ huề vốn mà thôi. “Nếu có sức mua tốt mới gọi là hiệu quả, chứ đi để quảng bá hình ảnh không thôi nhiều doanh nghiệp chẳng mặn mà. Muốn bán chạy thì hàng phải phong phú, mà hàng phong phú lại cần nhiều doanh nghiệp tham gia”-ông Bình nêu quan điểm.

Cũng là một doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình, ông Ngô Tấn Giác-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cà phê Thu Hà mong muốn có một cơ chế khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp. Ông cho biết: Đã là doanh nghiệp ai cũng muốn có nhiều cơ hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp, rất cần cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phù hợp của Nhà nước. Bởi lẽ, trên thực tế kinh phí cho mỗi chuyến tham gia tương đối cao, trong khi đó hiệu quả mang lại không tương xứng. Bản thân doanh nghiệp tự bỏ kinh phí, chứ Nhà nước hỗ trợ còn quá thấp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi tham gia.

 

 

Trước tình trạng hàng kém chất lượng tràn lan ở các vùng nông thôn, những chuyến hàng Việt của các doanh nghiệp tham gia rất có ý nghĩa, vừa là kênh bán hàng đáng tin cậy để người dân tiếp cận được sản phẩm hàng hóa có chất lượng, vừa giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hiện nay, nhu cầu của người dân nông thôn về sử dụng hàng hóa chất lượng là rất lớn nhưng chương trình vẫn còn những hạn chế, khó khăn. Theo quy định, tổ chức ở những địa phương cách thành phố 40 cây số trở lên mới được hỗ trợ tiền vận chuyển, còn dưới là doanh nghiệp tự chịu. Song, trong mỗi chuyến đi, doanh nghiệp còn phải chịu nhiều khoản chi khác nên khi kinh phí hỗ trợ không đảm bảo, hàng bán không đạt chỉ tiêu, rõ ràng doanh nghiệp bị lỗ là điều chắc chắn. Rồi công tác phối hợp với chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền quảng bá chưa thực sự tốt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động này.

Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp tham gia đều ít đạt hiệu quả về kinh tế. Điều này cũng thể hiện qua kết quả báo cáo từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại. Qua 6 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn (tổ chức trong năm 2014) doanh số bán hàng chỉ đạt 633 triệu đồng, trong khi tổng giá trị hàng hóa các doanh nghiệp mang đi phục vụ gần 4 tỷ đồng. Đây quả là con số quá thấp. Nếu không có sự hỗ trợ mọi mặt từ phía Nhà nước khó mà vận động thêm nhiều doanh nghiệp tham gia trong thời gian tới theo như kế hoạch nâng quy mô và chất lượng tổ chức chương trình lên.

Nếu giải quyết được những vấn đề này thì chương trình “Hàng Việt về nông thôn” mới tạo được sức lan tỏa trong cộng đồng, hiệu quả mang lại sẽ cao hơn, góp phần thực hiện thành công cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.