Đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, nhiều hộ dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp từ khâu làm đất, chăm sóc đến thu hoạch, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Việc áp dụng cơ giới hóa đã giúp tiết kiệm công lao động, tăng năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Cánh đồng lúa nước xã Chư Jôr (huyện Chư Pah, Gia Lai) những ngày này rộn ràng tiếng máy cày làm đất để xuống giống vụ Đông Xuân. Đang điều khiển chiếc máy cày tay, anh Phạm Phú Quốc (thôn 1, xã Tân Sơn, TP. Pleiku) cho biết: “Gia đình tôi trồng lúa nước trên cánh đồng này đã nhiều năm. Trước đây, bà con chủ yếu dùng trâu, bò để cày ruộng nên mất nhiều thời gian và công lao động, hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Vài năm trở lại đây, khi đưa các loại máy máy móc nông nghiệp vào đồng ruộng, người dân giảm được phần nào chi phí sản xuất”. Cũng theo anh Quốc, với chiếc máy cày tay, mỗi ngày, anh cùng một người nữa có thể làm đất, xuống giống được hơn 3 sào lúa với mức giá khoảng 350 ngàn đồng/sào. Việc áp dụng cơ giới hóa đã tiết kiệm công lao động rất nhiều. Vì vậy, phần lớn các hộ có diện tích đất 3-5 sào trở lên đều chủ động mua máy móc về phục vụ sản xuất của gia đình.
 Bộ Công thương hỗ trợ máy cày tay cho 10 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Ảnh: N.D
Bộ Công thương hỗ trợ máy cày tay cho 10 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Ảnh: N.D
Tại các địa phương có diện tích lúa nước lớn như Phú Thiện, Ia Pa, Ayun Pa, nhiều năm qua, người dân đã chủ động đưa cơ giới vào sản xuất, góp phần giảm nhiều chi phí thủ công, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ông Nguyễn Anh Tuấn-Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện-cho biết: “Từ nhiều năm qua, nông dân trên địa bàn huyện đã áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch, vận chuyển trên 2 loại cây trồng chủ lực của huyện là lúa và mía. Việc này đã giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích”.
Theo thống kê sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT, đến nay, tổng số máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh khoảng trên 226.600 chiếc. Trong đó, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp là 225.815 chiếc; máy phục vụ sản xuất lâm nghiệp 631 chiếc; máy phục vụ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản 232 chiếc… Mức độ cơ giới hóa bình quân trên các loại cây trồng ngắn ngày như lúa, bắp, mì ở khâu làm đất đạt khoảng 85%; gieo trồng khoảng 10%; chăm sóc 26,3%; tưới chủ động 27,1%; thu hoạch khoảng 26,3%; bảo quản 6%. Còn với cây lâu năm, tỷ lệ cơ giới hóa trong làm đất đạt 82%; chăm sóc khoảng 66,5%; tưới chủ động 65,2%; thu hoạch khoảng 8,3%; sơ chế, sấy 20%; tỷ lệ cơ giới hóa trong chăn nuôi đạt khoảng 62%...
Quá trình thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh từ nhiều năm nay một phần do các hộ nông dân hoặc doanh nghiệp tự đầu tư mua sắm theo nhu cầu. Bên cạnh đó, nguồn vốn từ các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cho vay mua máy móc, thiết bị đầu tư dây chuyền sản xuất theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và vốn lồng ghép các chương trình, dự án của tỉnh… cũng đã góp phần thúc đẩy người dân đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Theo nhìn nhận của cơ quan chuyên môn, việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến so với những năm trước đây. Dù vậy, quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn và bất cập như: tỷ lệ cơ giới hóa vẫn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn. Một số khâu tỷ lệ cơ giới hóa còn thấp như: gieo sạ, chăm sóc, chế biến tươi, sơ chế, bảo quản. Bên cạnh đó, đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ; các doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp tác còn thiếu tiềm lực đầu tư máy móc cũng ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ giới hóa. Để nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, trong thời gian tới cần có các dự án cụ thể cho từng huyện, thị xã, thành phố làm chủ đầu tư nhằm áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước…
 Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

Khởi động thị trường cây cảnh phục vụ Tết nguyên đán

(GLO)- Những ngày này, lượng khách đến tham quan, mua sắm cây cảnh về trang trí công trình và nhà cửa để đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu tăng. Nắm bắt xu thế đó, các nhà vườn và cơ sở kinh doanh cây cảnh cũng tăng số lượng cây bán ra thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn.

Ông Bing (xã Chư Á, TP. Pleiku) chăm sóc bò được hỗ trợ từ Tiểu dự án 1-Dự án 3. Ảnh: N.D

Quan tâm hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với các địa phương triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo ổn định sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.