Văn hóa

Dấu ấn người lính Gia Lai qua nhiếp ảnh

E-magazine Dấu ấn người lính Gia Lai qua nhiếp ảnh

(GLO)- Chân dung người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn mang vẻ đẹp của sự tận hiến, trở nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh Gia Lai. Nhờ đó, công chúng có cơ hội tiếp cận và hiểu hơn đời sống người chiến sĩ giữa thời bình.

Năm 2024, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Huy Tịnh-Hội viên Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, hội viên Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh Gia Lai đã gặt hái nhiều thành công về đề tài người chiến sĩ Quân đội nhân dân.

Mới đây nhất, NSNA Huy Tịnh giành giải C cuộc thi ảnh “Chân dung người chiến sĩ” do Báo Quân đội nhân dân tổ chức. Ông còn có tác phẩm được chọn triển lãm tại cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc gia “Tự hào một dải biên cương” được phối hợp tổ chức bởi Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội NSNA Việt Nam.

Ngoài ra, với bộ ảnh về tinh thần vượt khó của thương binh Lê Thái Hà, NSNA Huy Tịnh được Hội NSNA Việt Nam hỗ trợ sáng tác (loại C) trong dự án nhiếp ảnh tiêu biểu tiến tới tổng kết 50 nền văn học nghệ thuật sau giải phóng…

le-thai-ha.jpg
Bộ ảnh về thương binh Lê Thái Hà gợi nhiều xúc động về tinh thần của người lính của NSNA Huy Tịnh

NSNA Huy Tịnh cho biết, mảng đề tài về người lính lâu nay ít được nhiếp ảnh khai thác. Năm 2024 đánh dấu 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời hướng tới 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước nên có nhiều cuộc thi, đợt phát động sáng tác hướng về người chiến sĩ.

Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các nghệ sĩ nhiếp ảnh có cơ hội tiếp cận để hiểu hơn nhiệm vụ, cuộc sống của người lính. Nhờ có các đợt đi sáng tác, các nghệ sĩ nhiếp ảnh Gia Lai đã đạt được một số thành công về đề tài này trong năm 2024.

NSNA Huy Tịnh chia sẻ: “Hình ảnh người lính không còn là những đoàn quân ra trận, mà giữa thời bình, họ cũng có nhiệm vụ hết sức cao cả, thiêng liêng. Qua lăng kính nhiếp ảnh, chúng tôi muốn mọi người hiểu hơn về nhiệm vụ cao cả ấy. Nhất là hình ảnh người lính biên phòng luôn đứng nơi tuyến đầu, vùng biên giới, hải đảo xa xôi của Tổ quốc. Các anh luôn trong tâm thế sẵn sàng đấu tranh với các loại tội phạm trên tuyến biên giới để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Đó không chỉ là những hình ảnh rất đẹp về người lính mà còn khắc họa tinh thần thép, thành trì vững chãi, tin cậy mà người lính mang lại cho cuộc sống Nhân dân mà chúng tôi đã may mắn ghi lại được”.

Đối với NSNA Nhất Hạnh (thị xã An Khê), những đợt sáng tác năm 2024 về đề tài người lính mang đến cho ông những tình cảm khó quên. Đó là khoảnh khắc huấn luyện đổ mồ hôi trên thao trường, hay sự gần gũi khi giúp dân làm cà phê, cao su, sự ân cần khi giúp các em học chữ, khám chữa bệnh cho dân…

NSNA Nhất Hạnh cho biết, ông có các đợt theo chân người lính, hay tác nghiệp tại các đơn vị quân đội để ghi lại những khoảnh khắc trong sinh hoạt đời thường đến các lĩnh vực khác như huấn luyện, dã ngoại, xây dựng kinh tế, quốc phòng, lao động sản xuất…

“Điều làm tôi ấn tượng nhất là tinh thần của người lính. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, các anh luôn rất vui vẻ, lạc quan, không nề hà khó khăn, gian khổ. Ở trong đơn vị hay ra ngoài giúp dân, việc gì có bàn tay người lính đều gọn gàng, ngăn nắp, đâu ra đó. Họ rất kỷ luật, nhưng cũng rất hóm hỉnh, tươi vui.

Tôi có dịp ngủ lại qua đêm ở một đơn vị quân đội, khoảng 2 giờ sáng có báo động, tất cả mọi người đều bật dậy hành quân đều răm rắp. Sáng dậy gặp mọi người ai nấy đều rất vui vẻ, tươi tỉnh, sẵn sàng nhiệm vụ cho ngày mới”-NSNA Nhất Hạnh chia sẻ.

Cùng nhìn lại dấu ấn người lính qua ống kính của các NSNA Gia Lai nhân 80 năm Ngày thành lập quân đội Nhân dân Việt Nam:

tieng-loa-bien-phong.jpg
Tiếng loa biên phòng. Ảnh: Huy Tịnh
7-giup-dan-xoa-mu-chu.jpg
Giúp dân xóa mù chữ. Ảnh: Huy Tịnh
z6129918042895-19d70ef4af6bb6d445b9de7802f0efcd.jpg
Trên đường tuần tra. Ảnh: Huy Tịnh
dsc-1881a.jpg
Tình quân dân. Ảnh: Nhất Hạnh
dsc-2013.jpg
Ảnh: Nhất Hạnh
dsc-1955a.jpg
Ảnh: Nhất Hạnh
dsc-2378a-1.jpg
Ảnh: Nhất Hạnh
dsc-1751a.jpg
Ảnh: Nhất Hạnh
nha-1619.jpg
Ảnh: Nhất Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Chuyện làng ở Hà Tây

Chuyện làng ở Hà Tây

(GLO)- Chúng tôi về thăm xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vào một ngày mưa nhẹ, trời se lạnh. Tại đây, chúng tôi dành thời gian để trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Bahnar và được nghe các già làng kể chuyện nhà rông.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng

Gia Lai còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng

(GLO)- Theo kết quả kiểm kê cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, hiện toàn tỉnh còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ. So với kết quả kiểm kê năm 2008, số lượng cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giảm 1.079 bộ.