"Đất lành chim đậu"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nghĩa An là xã thuần nông nằm ở cửa ngõ của huyện Kbang, Gia Lai, cách trung tâm huyện 8 km. 80% dân số của xã là người Quảng Ngãi. Sau hơn 40 năm lập nghiệp tại vùng kinh tế mới, người dân nơi đây đã không ngừng phấn đấu vươn lên, từng bước làm giàu, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương ngày càng phát triển.
Ký ức một thời
Về Nghĩa An, tôi tìm gặp ông Nguyễn Văn Sương-nguyên Bí thư Đảng ủy xã. Dù đã hơn 70 tuổi nhưng ông vẫn nhớ như in những câu chuyện cũng như tư liệu về xã Nghĩa An cách đây hơn 40 năm.
Ông kể: “Năm 1971, tôi từ huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) thoát ly gia đình đến thị xã Pleiku một thời gian rồi xuống công tác tại huyện I (đóng tại xã Sơn Lang) làm công tác thông tin liên lạc. Đến năm 1973, tôi về thị trấn Dân Chủ làm Phó Chủ nhiệm kiêm Thư ký Hợp tác xã Quyết Thắng. Năm 1975, khi có chủ trương di dân lên đây làm kinh tế mới (lúc này vùng đất mà sau đó lấy tên là xã Nghĩa An vẫn thuộc huyện An Khê), tôi được cấp trên phân công nhiệm vụ đón người dân kinh tế mới từ Quảng Ngãi lên, chủ yếu là lo công tác hậu cần, đi lại cho người dân. Lúc này, tôi được tổ chức phân công giữ chức Bí thư Đoàn xã kiêm Thư ký UBND xã. Đến nhận công tác ở Ban đón dân với tôi lúc đó có anh Lê Văn Ngô-công tác ở huyện An Khê, được điều về giữ chức Bí thư Đảng ủy xã và anh Nguyễn Quang Minh-Trưởng ban Định canh định cư huyện An Khê được điều về làm Chủ tịch UBND xã. Cũng như tôi, 2 anh đều là người Quảng Ngãi”.
Anh Đặng Văn Hà bên vườn hoa màu của gia đình. Ảnh: T.T.K
Anh Đặng Văn Hà bên vườn hoa màu của gia đình. Ảnh: T.T.K
Trong hồi ức của ông Sương, ngày 22-10-1975, những chuyến xe đầu tiên chở người dân từ Quảng Ngãi vào tới nơi. Người dân đi kinh tế mới chủ yếu đến từ các huyện: Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành... Mỗi chiếc xe chở 5-7 gia đình. Đầu năm 1976, xã lấy tên là Nghĩa An với ý nghĩa: Chữ “An” như trong tên các phường, xã của huyện An Khê, còn chữ “Nghĩa” lấy từ “Nghĩa Bình” (tỉnh Nghĩa Bình sau đó tách ra thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định). Cán bộ xã lúc này chủ yếu được tăng cường từ huyện An Khê.
Lúc bấy giờ, xã Nghĩa An nằm hai bên đường nối từ huyện An Khê (cũ) vào thị trấn Dân Chủ. Khi ấy, dấu vết chiến tranh vẫn còn ngổn ngang, chưa kể nơi đây bạt ngàn rừng rậm, thú dữ còn rất nhiều, bọn phản động FULRO lúc nào cũng rình rập đe dọa. Nỗi sợ của người dân lúc này còn là những cơn sốt rét rừng, nhiều người đổ gục vì sốt rét ác tính, có ngày trong xã chết đến vài người, có gia đình chết gần hết. “Hồi đó đi lại khó khăn, lại thiếu thốn phương tiện nên để đưa người bị sốt tới được cơ sở y tế phải khiêng võng băng rừng. Không khí u ám bao trùm khiến nhiều người sợ hãi, nhiều người không chịu được đành bỏ về quê; những người ở lại tâm lý hoang mang dao động, anh em cán bộ xã chúng tôi phải đến từng nhà, gặp từng người để động viên”-ông Sương chia sẻ. 
Với sự quan tâm, động viên rất lớn về tinh thần cũng như vật chất, lúc này, người dân được hỗ trợ làm nhà tạm, cấp gạo ăn trong vòng 6 tháng. Người dân được phân vào đội sản xuất, hàng ngày đi khai hoang ở các điểm thuộc xã Tơ Tung, Kông Lơng Khơng... đến tối mịt mới về nhà. Ông Sương kể tiếp: “Hồi đó cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm. Tối đến, rừng rú hoang vắng lạnh người, ngọn đèn dầu không đủ sáng để nhìn thấy mặt nhau. Buồn nhất là năm hết Tết đến, nỗi nhớ nhà nhớ quê hương đến da diết, từng đoàn người lần lượt đi bộ băng rừng vượt mấy chục ki lô mét ra đến quốc lộ 19 để đón xe về quê ăn Tết. Nhiều người về xong không quay vào, mãi đến sau này, khi thấy Nghĩa An bắt đầu phát triển, họ mới đem cả gia đình vào sinh sống”. 
Điểm sáng về kinh tế-xã hội
 Một góc xã Nghĩa An ngày nay. Ảnh: T.T.K
Một góc xã Nghĩa An ngày nay. Ảnh: T.T.K
Ông Võ Văn Hải-Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa An: “Cộng đồng người Quảng Ngãi trong toàn xã luôn sống hòa đồng, đoàn kết, giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn, cùng chung tay xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, đồng thời luôn giữ vững truyền thống lao động cần cù, gìn giữ bản sắc truyền thống văn hóa trên quê hương thứ 2”. 

Sau hơn 40 năm với nhiều gian khó, không ít gia đình trước kia vào Nghĩa An với 2 bàn tay trắng thì nay đã vượt khó vươn lên làm giàu, điển hình như gia đình anh Đặng Văn Hà với thu nhập trên 300 triệu đồng/năm từ 3 ha hoa màu. Anh Hà chia sẻ: Năm 1975, cha mẹ anh đưa 7 anh chị em từ Quảng Ngãi vào vùng kinh tế mới Nghĩa An. Được 1 năm sau thì cha anh mất vì sốt rét, để lại mẹ anh và đàn con với muôn vàn khổ cực. Những năm gần đây, nhờ được tham gia tập huấn nên anh đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: dưa hấu, bí đỏ, chanh dây, ớt... Nhờ chuyển đổi cây trồng để đáp ứng nhu cầu thị trường, luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng và chăm sóc nên sản phẩm của gia đình được nhiều công ty lớn ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội bao tiêu. Chỉ trong vài năm, nhờ được mùa được giá, thu nhập của gia đình anh không ngừng tăng lên. Với số tiền dành dụm được, gia đình anh đầu tư mua thêm đất sản xuất cùng nhiều phương tiện phục vụ sản xuất và đời sống.
Gia đình anh Võ Văn Hậu (thôn 2) cũng có thu nhập khá trong xã nhờ tìm ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2017, thấy phân trùn quế và các chế phẩm sinh học từ trùn quế có giá trị cao, thích hợp để đưa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, bền vững, anh Hậu đã mạnh dạn đầu tư nuôi trùn quế trên diện tích 70 m2. Về đầu ra cho sản phẩm, anh đã nhanh nhạy liên kết với các hộ nuôi thủy sản ở Bình Định và Phú Yên để xuất bán trùn quế, còn phân giun được nhiều hộ trồng hồ tiêu ở Chư Sê, Chư Pưh đặt mua. Với giá bán sỉ 27.000 đồng/kg giun, 2,5-3 triệu đồng/m3 phân trùn, sau khi trừ chi phí, mỗi năm anh lãi trên 200 triệu đồng. Tổng thu nhập từ nuôi trùn quế và sản xuất nông nghiệp của gia đình khoảng 250-270 triệu đồng/năm.
Ông Võ Văn Hải-Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa An-cho biết: Từ  năm 1975 đến 1978, theo chương trình di dân làm kinh tế mới, người dân các huyện thuộc tỉnh Quảng Ngãi đã chuyển đến sinh sống, làm ăn tại địa bàn xã Nghĩa An. Đến nay, cộng đồng cư dân Quảng Ngãi tại Nghĩa An đã phát triển lên 986 hộ với 3.994 khẩu, chiếm hơn 80% dân số toàn xã. Hơn 40 năm kể từ ngày thành lập, đến nay, đời sống kinh tế-xã hội của xã không ngừng phát triển, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm rõ rệt, tỷ lệ hộ khá trên 35%, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 31 triệu đồng/năm. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn xã hiện có 3 trường học, tất cả đều đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; đời sống văn hóa tinh thần không ngừng được nâng cao; 7/7 thôn, làng trong xã đều được công nhận danh hiệu văn hóa và tất cả đều có nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt cộng đồng; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Đầu năm 2018, Nghĩa An vinh dự trở thành một trong 2 xã đầu tiên của huyện Kbang đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Trần Trung Kỳ

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.