Đâm chết bạn vì chỉ vì một chiếc điện thoại di động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chỉ sau vài giờ gây án, nghi phạm Nguyễn Thành Tâm (17 tuổi, trú xã Mê Linh, Lâm Hà, Lâm Đồng) đã bị bắt khi đang lẩn trốn tại nhà người quen, cách hiện trường mấy chục cây số.

 
Nguyễn Thành Tâm tại cơ quan điều tra
Nguyễn Thành Tâm tại cơ quan điều tra




Ngày 5-6, cơ quan chức năng cho biết vừa tạm giữ Tâm để điều tra làm rõ cái chết của anh Hoàng Văn N. (22 tuổi, ngụ thị trấn Nam Ban, Lâm Hà).

Thông tin ban đầu, ngày 23-5, anh N. mượn chiếc điện thoại di động hiệu OPPO trị giá khoảng 6 triệu đồng của Tâm. Đợi mãi không thấy anh N. trả lại chiếc điện thoại nên Tâm gọi điện nhắc nhở.

Khoảng 19 giờ ngày 4-6, hai bên hẹn gặp nhau để xử lý chuyện này. Khi N. thú nhận đã lỡ bán chiếc điện thoại để lấy tiền tiêu xài, giữa hai người xảy ra cuộc cãi vã quyết liệt. Sau đó, hai bên hẹn gặp nhau tại đoạn đường vắng để giải quyết mâu thuẫn nhưng lại xảy ra cãi vã. Tâm rút dao đâm N. N bỏ chạy và bị ngã xuống mương nước. Tâm rượt theo đâm N. thêm một nhát rồi bỏ đi. Người dân địa phương đưa N. đến bệnh viện cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong.

PC45 Công an tỉnh Lâm Đồng và Công an huyện Lâm Hà đã phối hợp điều tra truy bắt thủ phạm. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau thì bắt được Tâm tại TP. Đà Lạt khi đối tượng đang lẩn trốn ở nhà người quen trên đường Hoàng Diệu, Phường 5.

Các cơ quan chức năng đang tiếp tục phối hợp điều tra làm rõ vụ án mạng. Kết quả xác minh nhân thân nghi phạm của công an địa phương cho thấy năm ngoái Tâm từng dùng dao đâm người và đã bị xử lý hành chính về hành vi cố ý gây thương tích.

Kim Anh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.