Mấy năm gần đây, đội quân khai thác vàng trái phép rầm rộ đổ vào Suối Vàng thuộc khu vực rừng do Xí nghiệp Lâm nghiệp Đak Ha (Đak Nông) quản lý để khai thác vàng sa khoáng, bất chấp sự can thiệp yếu ớt của cơ quan chức năng.
Vượt khoảng 5km đường rừng từ trung tâm xã Đak Ha (thuộc huyện vùng sâu Đak Glong, tỉnh Đak Nông), chúng tôi có mặt tại tiểu khu 1716, khu vực đang diễn ra hoạt động khai thác vàng rầm rộ nhất. Len qua con đường nhỏ, chúng tôi tiếp cận một lán trại của vàng tặc dựng lên để ngủ lại. Tiếng máy nổ, tiếng đất đá đổ sập cộng hưởng làm huyên náo cả khu rừng.
Dưới một hố sâu, rộng cỡ hai chục mét vuông, 3 người đang hì hục dùng máy bơm công suất lớn bơm nước vào vách núi, dùng xà beng đào đất đá để một máy bơm khác đưa lên máng lọc. Họ cho biết, chỉ là người làm công ăn lương ở đây, còn chủ lán đã có việc lên thị xã Gia Nghĩa chưa về.
Dẫn chúng tôi đi thị sát bãi vàng, anh Đoàn Nhị Hà, Phó trưởng Công an xã Đak Ha cho hay, mỗi khi có đoàn kiểm tra đến chẳng hiểu sao các chủ lán vàng đều mất hút! Anh Hà nhẩm đếm sơ sơ, tại hai tiểu khu 1716 và 1712 có đến hàng chục lán trại được dựng lên để khai thác vàng.
Con suối bị xới tung, đầy những vết thương loang lổ, tắc nghẽn bởi đất đá. Hai bên bờ, những cây cổ thụ bị bật gốc nằm chỏng chơ. Một vàng tặc kể: Đang mùa rảnh rỗi nên mấy anh em góp tiền đưa máy bơm tưới cà phê vào khai thác kiếm thêm thu nhập. Nếu chính quyền đuổi thì rút về.
Ở cách đó không xa, ba cái lán khác của một ông chủ ở thị xã Gia Nghĩa hoạt động chuyên nghiệp hơn rất nhiều, máy múc được đưa vào tận nơi để múc đất đá lên máng lọc vàng. Với kiểu khai thác công nghiệp này, vừa tiết kiệm được tiền thuê công nhân, được nhiều vàng thêm vào hiệu suất phá rừng cũng nhanh hơn.
Anh Hà cho biết, đoàn liên ngành của huyện đã nhiều lần xuống truy quét nhưng các đối tượng khai thác vàng chỉ ngừng khai thác được vài hôm rồi đâu lại vào đó. Cấp xã do lực lượng mỏng nên chỉ tổ chức được vài đợt truy quét lẻ tẻ chứ không thể xử phạt, vì rừng do xí nghiệp quản lý.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Tuấn Khang- Giám đốc Xí nghiệp Lâm nghiệp Đak Ha- chủ rừng phân trần: “Đơn vị chỉ có 11 cán bộ bảo vệ rừng nhưng phải quản lý đến 11.000 ha rừng nên không ôm nổi nhiệm vụ ngăn chặn nạn khai thác vàng trái phép.
Các đối tượng khai thác vàng lại manh động, côn đồ nên việc bảo vệ rừng càng khó hơn. Tháng 4 vừa rồi, khi hai cán bộ đi tuần tra qua khu vực bãi vàng thì bị hàng chục tên bịt mặt dùng dao, mã tấu tấn công, may mà họ nhanh chân thoát được. Nếu lãnh đạo địa phương không tăng cường các lực lượng hỗ trợ thì tình hình khó mà kiểm soát nổi!”.
Vượt khoảng 5km đường rừng từ trung tâm xã Đak Ha (thuộc huyện vùng sâu Đak Glong, tỉnh Đak Nông), chúng tôi có mặt tại tiểu khu 1716, khu vực đang diễn ra hoạt động khai thác vàng rầm rộ nhất. Len qua con đường nhỏ, chúng tôi tiếp cận một lán trại của vàng tặc dựng lên để ngủ lại. Tiếng máy nổ, tiếng đất đá đổ sập cộng hưởng làm huyên náo cả khu rừng.
Dòng nước đục ngầu thải sau lọc vàng đổ xuống suối. |
Dẫn chúng tôi đi thị sát bãi vàng, anh Đoàn Nhị Hà, Phó trưởng Công an xã Đak Ha cho hay, mỗi khi có đoàn kiểm tra đến chẳng hiểu sao các chủ lán vàng đều mất hút! Anh Hà nhẩm đếm sơ sơ, tại hai tiểu khu 1716 và 1712 có đến hàng chục lán trại được dựng lên để khai thác vàng.
Con suối bị xới tung, đầy những vết thương loang lổ, tắc nghẽn bởi đất đá. Hai bên bờ, những cây cổ thụ bị bật gốc nằm chỏng chơ. Một vàng tặc kể: Đang mùa rảnh rỗi nên mấy anh em góp tiền đưa máy bơm tưới cà phê vào khai thác kiếm thêm thu nhập. Nếu chính quyền đuổi thì rút về.
Ở cách đó không xa, ba cái lán khác của một ông chủ ở thị xã Gia Nghĩa hoạt động chuyên nghiệp hơn rất nhiều, máy múc được đưa vào tận nơi để múc đất đá lên máng lọc vàng. Với kiểu khai thác công nghiệp này, vừa tiết kiệm được tiền thuê công nhân, được nhiều vàng thêm vào hiệu suất phá rừng cũng nhanh hơn.
Máy múc được đưa vào tận rừng để phục vụ khai thác vàng. |
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Tuấn Khang- Giám đốc Xí nghiệp Lâm nghiệp Đak Ha- chủ rừng phân trần: “Đơn vị chỉ có 11 cán bộ bảo vệ rừng nhưng phải quản lý đến 11.000 ha rừng nên không ôm nổi nhiệm vụ ngăn chặn nạn khai thác vàng trái phép.
Các đối tượng khai thác vàng lại manh động, côn đồ nên việc bảo vệ rừng càng khó hơn. Tháng 4 vừa rồi, khi hai cán bộ đi tuần tra qua khu vực bãi vàng thì bị hàng chục tên bịt mặt dùng dao, mã tấu tấn công, may mà họ nhanh chân thoát được. Nếu lãnh đạo địa phương không tăng cường các lực lượng hỗ trợ thì tình hình khó mà kiểm soát nổi!”.
Theo TPO