Đắk Nông: Loài cây leo ra quả dại, hái về ăn ngon, lại là thuốc hay

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong cuộc sống của người M’nông, bên cạnh các món ăn truyền thống như: lá bép, đọt mây, cà đắng thì "khổ qua rừng" cũng được xem là một đặc sản có nguồn gốc từ rừng núi. "Khổ qua rừng" quả nhỏ, hình thon dài, vị đắng như khổ qua bình thường (một số vùng người M’nông, Ê đê còn gọi là mướp đắng rừng).
Thực chất, "khổ qua rừng" là dây cứt quạ, một giống thân thảo, gần như dây leo, có thân mảnh, phân nhánh nhiều. Quả hình elip và có loại hình bầu dục, thon hẹp ở gốc, khi còn non sống có màu xanh, dài 3 – 5 cm, có 10 sóng cạnh, hạt nhiều màu xanh thẫm hơi đen, khi chín dần chuyển từ màu xanh sang vàng rồi màu đỏ tươi.
Quả dây cứt quạ chín có tính hơi độc nên hầu như không dùng đến… Nhiều người thường nhầm lẫn loại cây này với loại dây cũng gọi là khổ qua rừng, hình quả có nhiều gai sần, hầu như giống quả khổ qua ta nhưng quả nhỏ.
 
Quả dây cứt quạ được tách bỏ hạt và ngâm trong nước trước khi nấu.
Theo kinh nghiệm của người M’nông và y học cổ truyền, cây “khổ qua rừng” hầu như dùng được tất cả các bộ phận. Đọt non, lá và quả dùng để làm rau luộc, xào, nấu canh ăn tác dụng giải nhiệt, kích thích vị giác.
Đây còn là dược liệu dùng để phòng, chữa một số bệnh như: trừ nhiệt, trị sốt, giải khát, tiêu độc, thoái ban, trừ đờm, cắt cơn ho… Nước đun sôi quả và dây “khổ qua rừng” cũng rất bổ dưỡng, có vị hơi đắng. Dây, quả có tác dụng giải độc, giúp tiêu hóa thức ăn, đem lại cảm giác ngon miệng khi bị mệt, cảm sốt và bổ máu.
Quả “khổ qua rừng” vị đắng nhẫn, nhưng sau khi ăn sẽ có vị ngọt trong miệng. Có nhiều cách chế biến món ăn từ loại cây này. Người M’nông thường hái đọt non của dây, quả còn xanh hay lá để luộc chấm muối ớt xanh. Đồng thời còn dùng những bộ phận này để nấu canh với thịt. Đặc biệt, quả “khổ qua rừng” khi hầm cùng xương heo là một món ăn ngon, tốt cho sức khỏe của các sản phụ sau sinh…
Quả “khổ qua rừng” xào cá là món ăn phổ biến, hợp vị vừa để làm mồi nhậu đãi khách, vừa rất hợp dùng ăn cùng cơm mà người M’nông thường chế biến. Khi đánh bắt được nhiều cá, người M’nông sẽ sơ chế, bảo quản bằng cách ướp muối phơi khô, hoặc nướng sơ trên than hồng rồi phơi dưới nắng buổi sớm. Khi nấu món “khổ qua rừng” xào cá, người ta róc bỏ xương cá, chỉ lấy phần thịt.
 
Món “khổ qua rừng” trên mâm cơm của người M’nông.
Ngày nay, người M’nông thích dùng cá nục tươi hấp chín, nướng sơ trên than hồng rồi dùng phần thịt để nấu. Họ cho rằng phần thịt thơm thơm, mặn mặn mùi muối biển của cá nục rất hợp với vị đắng nhẵn từ quả “khổ qua rừng”. Đó như sự kết hợp hài hòa giữa núi và biển.
Những quả ngon được chọn nấu vẫn còn màu xanh tươi, được loại bỏ hạt, sau nó ngâm nước có pha chút muối để loại bỏ bụi bẩn và vị hăng của quả. Món ăn phải nấu nhanh để quả "khổ qua rừng" không chín quá. Với món ăn này, người M’nông không nêm gia vị. Họ cho rằng để hương vị đặc trưng của hai nguyên liệu này kết hợp, hòa chung với nhau là ngon nhất.
Vào mùa mưa, khi loại cây này mọc và sinh sôi nhiều, người M’nông thường hái về phơi khô cả quả, dây, rễ. Họ để dành nấu nước uống như trà và làm thuốc với nhiều công dụng bổ ích.
Dân Việt (Theo H'Mai /Báo Đắk Nông)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

null