Đắk Nông: Gần 600 cây gỗ rừng bị cưa hạ dọc tuyến đường tuần tra biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 6-2, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông cho biết có một vụ phá rừng quy mô lớn với 569 cây rừng bị cưa hạ dọc tuyến đường tuần tra biên giới khu vực Đồn Biên phòng Bu Cháp (huyện Tuy Đức) đang được cơ quan công an điều tra và xử lý. 

Theo báo cáo từ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông, ngày 16-1, Hạt Kiểm lâm huyện Tuy Đức-Đắk R'lấp đã nhận được thông tin về việc khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép.

Qua kiểm tra tại khu vực Đồn Biên phòng Bu Cháp, lực lượng chức năng phát hiện một máy cày độ chế đang vận chuyển gỗ.

tienphong-757575-9960-322.jpg
Hiện trường vụ phá rừng. Ảnh: TPO

Người điều khiển xe là Y Ngai Niê (SN 2006, trú tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số gỗ. Tổ công tác đã lập biên bản và đưa tang vật cùng phương tiện về trụ sở để làm rõ.

Mở rộng hiện trường, khai thác thông tin từ đối tượng vi phạm, lực lượng kiểm lâm đã kiểm tra và phát hiện nhiều gốc cây rừng bị cắt hạ, cắt khúc và xếp thành đống dọc tuyến đường tuần tra biên giới khu vực Đồn Biên phòng Bu Cháp.

Tổng cộng có 569 cây gỗ đường kính 12-52 cm bị đốn hạ tại các tiểu khu 1439, 1441, 1444 và 1446 thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ vành đai biên giới quản lý. Tại hiện trường còn sót lại hơn 32 m3 gỗ và lượng lớn củi của các cây thuộc nhóm 5 đến nhóm 8.

tienphong-6565665-9052-6536.jpg
Tang vật vụ phá rừng. Ảnh: TPO

Nhận thấy có dấu hiệu tội phạm, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông đã đề nghị cơ quan Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp xử lý vụ phá rừng này. Hiện, lực lượng Công an và Kiểm lâm đã thực hiện lấy lời khai đối với 7 đối tượng liên quan.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Nông đã đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo Đồn Biên phòng Bu Cháp hỗ trợ và phối hợp với lực lượng chức năng bảo vệ hiện trường để phục vụ công tác điều tra và xử lý vụ việc.

Vụ việc phá rừng nêu trên đang được cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông mở rộng điều tra.

Có thể bạn quan tâm

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Hơn một thế kỷ qua, thành phố Đà Lạt vẫn giữ được ít nhiều những nét độc đáo riêng có của mình là đô thị có một hệ thống di sản kiến trúc quý giá từng được quy hoạch và xây dựng như một bản “tổng phổ” cân bằng và hài hòa với tự nhiên.

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).