Đắk Lắk: Thành viên chốt kiểm soát Covid-19 trả lại 240 triệu đồng cho người bỏ quên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một bí thư chi đoàn thôn tham gia nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở Đắk Lắk đã trả lại chiếc túi có số tiền lớn của một tài xế bỏ quên trên bàn khai báo y tế.
Anh Trí (trái) nhận bằng khen của Tỉnh đoàn Đắk Lắk về việc làm tốt. ẢNH: HOÀNG BÌNH
Anh Trí (trái) nhận bằng khen của Tỉnh đoàn Đắk Lắk về việc làm tốt. ẢNH: HOÀNG BÌNH
Hôm ngày 19.7, đại diện Tỉnh đoàn Đắk Lắk đến thăm hỏi, động viên lực lượng đoàn  viên, thanh niên đang làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 xã Hòa Phú, TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).Thời gian
Tại đây, Tỉnh đoàn Đắk Lắk đã khen thưởng đột xuất đối với anh Phạm Hữu Trí (18 tuổi, bí thư chi đoàn thôn 6, xã Hòa Phú) vì đã có hành động đẹp trả lại tài sản cho người bỏ quên.
Trước đó, vào khoảng 21 giờ ngày 18.7, anh Phạm Hữu Trí phát hiện một ba lô màu đen của người dân bỏ quên tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 xã Hòa Phú nên đã báo cáo với anh Y Phong Êban, Bí thư Đoàn xã Hòa Phú.
Anh Y Phong cùng anh Trí kiểm tra sơ bộ, thấy trong ba lô có số tiền lớn, điện thoại di động và một số đồ dùng cá nhân nên cất lại, chờ người sở hữu quay lại lấy.
Khoảng 23 giờ cùng ngày, anh Lê Trọng Linh (trú Bình Dương) cùng 3 người bạn đi xe ô tô đến chốt kiểm soát dịch xã Hòa Phú tìm kiếm tài sản. Sau khi mô tả màu sắc, hình dạng chiếc ba lô với lực lượng chốt kiểm soát dịch Covid-19, anh Linh được giao lại tài sản đã để quên gồm 240 triệu đồng và nhiều đồ dùng khác.
Theo tài xế Linh, 240 triệu đồng nói trên là tiền bán hàng và lấy hàng của anh vừa gom được. Khi mất ba lô đựng tiền, anh không nhớ rõ đã mất ở đâu nên rất lo. “Tôi chỉ tìm kiếm nhưng nghĩ sẽ không tìm được tiền nữa. Tôi xin cảm ơn lực lượng đoàn thanh niên tại chốt kiểm soát dịch đã giúp tôi tìm được tài sản”, anh Linh nói.
Anh Phạm Hữu Trí (bí thư chi đoàn thôn 6, xã Hòa Phú, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cho biết khi đang làm việc tại chốt kiểm soát dịch Covid-19, anh thấy một chiếc túi nằm trên bàn 30 phút nhưng không có ai đến lấy. Nghĩ có người bỏ quên, anh Trí liền thông báo với mọi người ở chốt kiểm soát dịch và mang cất chiếc túi đi để chờ người đến nhận. “Tôi cảm thấy rất vui khi làm được việc nhỏ giúp người khác. Khi nhận lại được tài sản bỏ quên, tài xế xúc động muốn khóc. Đối với anh ấy, đó là số tài sản khá lớn”, anh Trí chia sẻ.
Theo Trung Chuyên-Hoàng Bình (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null