Đak Lak: Hàng trăm nghệ nhân dệt thổ cẩm xa rời khung cửi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 
Hiện nay, ở tỉnh Đak Lak, hàng chục hợp tác xã dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Êđê, M nông đã đóng cửa ngưng hoạt động, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng nên hàng trăm nghệ nhân, xã viên lành nghề đã xa rời khung cửi, chuyển sang sản xuất nông, lâm nghiệp, ngành nghề khác.


Huyện Cư M’Gar trước đây là một trong những địa phương có phong trào khôi phục, phát triển mạnh nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê và đã thành lập được sáu hợp tác xã dệt thổ cẩm. Thế nhưng, hiện nay, cả sáu hợp tác xã dệt thổ cẩm này đều đóng cửa ngưng hoạt động.

Thành phố Buôn Ma Thuột cũng có hàng chục hợp tác xã dệt thổ cẩm, nhưng nay chỉ còn một hợp tác xã dệt thổ cẩm Tơng Bông đang hoạt động cầm chừng. Chị H’Dăm Niê, Chủ nhiệm hợp tác xã Tơng Bông cho biết hiện nay, mỗi tháng, một xã viên làm ra từ 1-2 sản phẩm (khăn, túi xách), hợp tác xã gom lại mang đi bán dạo hoặc gửi vào các cửa hàng trong các khu du lịch nhờ bán giúp nên thu nhập của xã viên cũng chẳng được bao nhiêu. Nhiều người bám trụ lại với hợp tác xã chẳng qua là không muốn bỏ nghề dệt truyền thống.

Theo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đak Lak, nguyên nhân chính khiến các hợp tác xã dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Êđê, M’nông trên địa bàn tỉnh Đak Lak ngưng hoạt động là do phần lớn các đơn vị này đều thiếu vốn, sản phẩm làm ra không đa dạng, không sắc sảo, quanh đi quanh lại cũng chỉ có váy, áo, tấm đắp, khố, khăn trải bàn, túi xách..., hoa văn không bắt mắt lại có giá bán khá cao nên không tiêu thụ được, hoặc tiêu thụ rất chậm...

Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đak Lak đề xuất cần sớm tạo điều kiện cho các hợp tác xã dệt thổ cẩm vay vốn với lãi suất thấp; đồng thời bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, xây dựng cẩm nang thổ cẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số bản địa nhằm góp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm thổ cẩm.

Các cơ sở du lịch trên địa bàn tỉnh cũng cần gắn kết với các hợp tác xã dệt thổ cẩm để vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm, vừa quảng bá cho văn hóa thổ cẩm của đồng bào bản địa đến với khách du lịch trong, ngoài nước, tạo điều kiện tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.