Đắk Lắk đón nhận thêm 1 di tích quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Di tích lịch sử Các điểm di tích bổ sung vào Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975) vừa được Bộ VH-TT và DL xếp hạng là di tích quốc gia.

Di tích lịch sử Các điểm di tích bổ sung vào Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975) các xã: Hòa Lễ, Hòa Phong, Cư Pui, Yang Mao, Cư Drăm, huyện Krông Bông vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia theo Quyết định số 4241/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng Di tích quốc gia ngày 29/12/2023.

Di tích lịch sử Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 - 1975) xã Cư Pui, Yang Mao, Hòa Phong, huyện Krông Bông nằm ở sườn núi Cư Yang Sin, huyện Krông Bông (H9) là căn cứ địa cách mạng của tỉnh Đắk Lắk từ năm 1965 đến năm 1975, đóng vai trò là trung tâm đầu não của tỉnh, đã đi vào lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk như một dấu son chói lọi, thể hiện sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, trực tiếp là Tỉnh ủy Đắk Lắk đối với các lực lượng vũ trang nhân dân các dân tộc Đắk Lắk anh hùng. Di tích này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia tại Quyết định số 822/QĐ-BVHTTDL ngày 09/3/2017.

Địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ II, tháng 7/1966.

Địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ II, tháng 7/1966.

Để bổ sung các điểm đúng với thực tế lịch sử của di tích, ngày 06/4/2020 Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 2900/KH-UBND về việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 - 1975), huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2020 – 2025. Các cơ quan chức năng liên quan đã tiến hành khảo sát, xây dựng hồ sơ khoa học di tích trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung các địa điểm đứng chân của các cơ quan, ban, ngành còn lại thuộc Di tích Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975).

Các điểm di tích bổ sung vào Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965- 1975) gồm các địa điểm: Trại An điều dưỡng, Trường Đảng tỉnh (xã Yang Mao), Bệnh xá B2 (xã Hòa Lễ), Bộ phận Cơ yếu, Bộ phận Điện đài, Khu nhà bếp và nhà ăn, Cầu vượt suối, Đập bắt cá, Kho lương thực, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Kiểm tra Đảng, Ban Dân vận, Ban Mặt trận, Trường Nội trú của Tiểu ban Giáo dục, Ban Hành lang, Trạm liên lạc tỉnh (T50), Tỉnh đội, Ban Quân y, Kho vũ khí, đạn dược, Đại đội 314 hỏa lực (C314) (xã Hòa Phong), Tiểu ban Huấn học, Tiểu ban Giáo dục, Tiểu ban Tuyên truyền, Ban Kinh tài, Tiểu ban Tài chính, Tiểu ban Thương nghiệp - Mậu dịch, Tiểu ban Lương thực, Tiểu ban Ngân tín, Tiểu ban Sản xuất, Giao thông vận tải, Xưởng dược, Trường Y tế, Ban Binh - Địch vận, Ban An ninh (xã Cư Pui), Khu vực tưởng niệm 12 liệt sĩ của Tiểu ban Tuyên truyền, Ban Dân y, Bệnh xá Dân y, Ban Thương binh, Tổ chức Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh (xã Cư Đrăm).

Di tích lịch sử Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975) là một trong những “địa chỉ đỏ” tri ân công lao của lớp người đi trước; giáo dục về ý chí quật cường, tinh thần cách mạng cao cả, truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Các điểm di tích bổ sung vào Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975) cũng đã góp phần trở thành biểu tượng của tinh thần chiến đấu ngoan cường, mưu lược của quân và dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng và nhân dân cả nước nói chung; là sự kết tinh những kinh nghiệm sống, chiến đấu và lối tư duy sáng tạo trong đời sống sinh hoạt thường ngày của quân và dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk để gìn giữ từng tấc đất thân yêu của Tổ quốc.

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.