Đà Lạt: Điều tra vụ 25 tấm gỗ quý được giấu trong nhà vườn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mới đây, Hạt Kiểm lâm Đà Lạt đã phát hiện một lượng gỗ dổi không rõ nguồn gốc, được cất giấu tại khuôn viên ở đường Kim Thạch, phường 7, thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).
Ảnh minh họa. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN
Ảnh minh họa. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN
Hôm ngày 26/8, ông Võ Thanh Sơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, trong khi tuần tra, lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Đà Lạt vừa phát hiện nhiều hộp gỗ không rõ nguồn gốc cất giấu tại khuôn viên sản xuất nông nghiệp cạnh bìa rừng thuộc phường 7, thành phố Đà Lạt.
Được biết, đây là khuôn viên kho phân bón nhà ông Đức Quốc Lục Vương, ở đường Kim Thạch, phường 7, thành phố Đà Lạt.
Tại vị trí này, lực lượng chức năng phát hiện nhiều hộp gỗ không có dấu búa. Làm việc với cơ quan chức năng, ông Vương cho biết không biết ai đã để số gỗ này vào khu vực trên.
Chiều cùng ngày, lực lượng chức năng tiến hành kiểm kê, lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi tàng trữ lâm sản trái phép với 25 tấm gỗ dổi dài từ 2-2,7m, rộng 30-50cm, dày 10-16cm, tổng khối lượng 2,64m3.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng chưa xác định được chủ sở hữu số gỗ trên. Sau đó, toàn bộ số gỗ được đưa về Hạt Kiểm lâm Đà Lạt để điều tra, làm rõ.
Theo nhận định của lãnh đạo Hạt kiểm lâm Đà Lạt, có khả năng các đối tượng khai thác số gỗ trên từ địa phương khác rồi đưa về địa bàn thành phố Đà Lạt cất giấu, thuận tiện cho việc tiêu thụ.
Trước đó, ngày 18/8/2021, TTXVN đã đưa tin: Tại Tiểu khu 224, lâm phần do Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà quản lý, cơ quan chức năng phát hiện nhiều gỗ quý bị cưa hạ.
Theo Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), khu vực này có 11 cây rừng, chủ yếu là gỗ dổi bị cưa hạ, tổng khối lượng lâm sản thiệt hại gần 40m3 gỗ tròn các loại.
Hiện vụ việc đang được cơ quan điều tra làm rõ.
Đặng Tuấn (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.