Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Toàn xã có 80 hội viên tham gia sinh hoạt tại 6 chi hội. Hiện tại, xã không còn hội viên nghèo; số hội viên khá, giàu chiếm khoảng 55%”-ông Đoàn Xuân Thu-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Trà Đa (TP. Pleiku) cho biết.
 Cựu chiến binh Phạm Ngọc Bốn (thôn 4, xã Trà Đa, TP. Pleiku) cho cá ăn. Ảnh: P.D
Cựu chiến binh Phạm Ngọc Bốn (thôn 4, xã Trà Đa, TP. Pleiku) cho cá ăn. Ảnh: P.D

Ông Đoàn Xuân Thu-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Trà Đa: Hội viên cựu chiến binh trên địa bàn không chỉ chăm lo phát triển kinh tế mà còn tích cực tham gia các phong trào tại địa phương, đóng góp các nguồn quỹ để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn, hoạn nạn, qua đó khơi dậy tinh thần đoàn kết, gắn bó tình đồng chí, đồng đội.

Dẫn chúng tôi xuống tham quan mô hình vườn-ao-chuồng của vợ chồng hội viên cựu chiến binh Phạm Ngọc Bốn-Phùng Thị Thụy ở thôn 4, ông Đoàn Xuân Thu giới thiệu: “Mô hình này không mang lại thu nhập tiền tỷ mỗi năm, song để làm được như vợ chồng cựu chiến binh Phạm Ngọc Bốn không hề dễ. Bởi vì họ bắt tay vào phát triển kinh tế khi cả hai đều đã trên 60 tuổi!”.
Lúc chúng tôi tới, ông Bốn đang dầm mình dưới nước trút từng bao thức ăn ra hồ cho cá, còn bà Thụy thì lụi cụi trong khu chăn nuôi vịt trời để nhặt trứng. Năm 2007, khi đang là công an viên, ông Bốn đã hợp tác cùng một số hội viên cựu chiến binh của xã thuê lại diện tích mặt hồ thủy lợi Trà Đa để nuôi cá. Thời gian đầu, mọi người chỉ tập trung thả cá trắm, cá rô phi, đến cuối năm thì thu hoạch một lần. Được vài năm, mọi người rút lui do thấy việc nuôi cá không mang lại hiệu quả như mong muốn. Nhìn hồ nước bỏ hoang, ông Bốn không đành lòng. Đầu năm 2010, vợ chồng ông quyết định thuê lại hồ thủy lợi trước sự “bán tín bán nghi” của nhiều người. Sau đó, ông bà dựng 1 căn nhà nhỏ ven hồ để tiện quán xuyến công việc. Cũng từ đó, hồ thủy lợi Trà Đa được người dân gọi bằng cái tên “hồ ông Bốn”. Thay vì chỉ tập trung thả 1 loại cá và thả 1 lần trong năm, ông Bốn chọn cách thả gối đầu từng đợt. Ông cũng khảo sát nhu cầu thị trường để thả nhiều loại cá, như: cá lăng, thác lác, bống tượng, trắm đen, cá chình... “Hiện tại, mỗi tháng, gia đình tôi cung cấp ra thị trường khoảng 4-5 tạ cá. Mới đây, gia đình đã đầu tư làm thêm vài chiếc chòi nhỏ ven hồ để đáp ứng nhu cầu câu cá thư giãn của người dân trong vùng”-ông Bốn cho hay.
Cùng với việc nuôi cá, vợ chồng ông Bốn còn tranh thủ thời gian nhàn rỗi cải tạo diện tích đất xung quanh hồ để trồng 2 sào chanh dây và quây lưới nuôi vịt trời. Năm 2016, ông Bốn lặn lội ra tận tỉnh Bắc Giang để mua 300 con vịt trời với số tiền 60 triệu đồng. Nhờ áp dụng chăn nuôi đúng quy trình, chỉ vài tháng sau, đàn vịt trời của gia đình ông đã tăng lên 4.000 con... Hiện tại, khu chăn nuôi của gia đình ông luôn duy trì khoảng 300 con vịt đẻ và khoảng 3.000 con vịt thịt cung cấp cho thị trường. Nói về nguồn thu của gia đình, cựu chiến binh 76 tuổi này khiêm tốn: “Trừ chi phí, mỗi năm vợ chồng tôi thu khoảng 200-300 triệu đồng. Nhưng điều đáng mừng là từ khi gia đình tôi chuyển ra đây sống, tình trạng đuối nước đã được hạn chế đáng kể và khu vực này cũng không còn là nơi tụ tập gây mất an ninh trật tự như trước”.
Cách hồ ông Bốn không xa là trang trại cà phê, hồ tiêu rộng hơn 12 ha của gia đình hội viên Nguyễn Văn Thiện (cùng thôn). Vẫn nguyên bộ đồ lao động trên người, ông Thiện bộc bạch: “Diện tích thực của gia đình chỉ khoảng 8 ha; số còn lại là diện tích cà phê gia đình nhận quản lý cho người ta từ những ngày đầu vào Gia Lai lập nghiệp đến nay”. Với hơn 60 triệu đồng tiền vốn, năm 2000, khi vừa đặt chân đến Gia Lai, vợ chồng ông Thiện đã mua lại 8 sào cà phê để canh tác. Ngoài chăm sóc diện tích cà phê của gia đình, ông bà còn nhận 4,5 ha cà phê của người dân xung quanh để chăm sóc, đến cuối năm thu hoạch thì trả bằng cà phê nhân. Cứ 1 ha cà phê nhận khoán, mỗi năm ông Thiện trả 1,3-1,5 tấn cà phê nhân. Nhờ cần cù lao động, ông Thiện đã từng bước mở rộng diện tích đất sản xuất của gia đình. “Hiện tại, gia đình tôi quản lý 14 vườn, mỗi vườn cách nhau 300-500 m, vườn xa nhất cách 1,2 km, lợi nhuận hàng năm khoảng 800 triệu đồng. Trang trại của gia đình duy trì khoảng 10 lao động thường xuyên, vào ngày mùa thì tăng lên 30-40 lao động”-ông Thiện cho hay.
 PHƯƠNG DUNG

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.