Cửa làm ăn ngàn tỷ mới của Bầu Đức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngay sau khi bán đi nhiều mảng kinh doanh “tâm huyết”, doanh nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) lại sắp có một cửa làm ăn mới được đánh giá cũng rất có triển vọng.

 Ông Đoàn Nguyên Đức.
Ông Đoàn Nguyên Đức.


Báo cáo thường niên 2016 của CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (HNG) cho biết, doanh nghiệp này dự kiến sẽ thu hoạch hàng chục ngàn tấn chanh dây, mang về một khoản doanh thu ngàn tỷ đồng trong khoảng thời gian chỉ một năm.

Đây là một mảng kinh doanh hoàn toàn mới sau khi doanh nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức bán mảng mía đường cho Tập đoàn Thành Thành Công của ông trùm mía đường Đặng Văn Thành.

Doanh thu từ lĩnh vực trái cây mới của Bầu Đức chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong hoạt động của HAGL Agrico. Mảng chủ lực tiếp tục là chăn nuôi bò. Năm 2016 chiếm trên 70%, sau đó là hàng hóa, mía đường, ngô và mủ sao su.

Trong năm 2017, HAGL sẽ không còn mía đường thay vào đó sắp tới sẽ là doanh thu từ trái cây.

Ông Đoàn Nguyên Đức là người đi đầu trong nhiều lĩnh vực. Ông từng là người khuấy động giảm giá bán căn hộ và sau đó đã bán đi gần như toàn bộ mảng bất động sản tại Việt Nam và chuyển sang đầu tư tại Myanmar. Bầu Đức cũng đã bán các dự án thủy điện để tập trung vào đầu tư cao su tại Lào.

Với quỹ đất lên tới cả trăm ngàn hectar, Bầu Đức có một lợi thế rất lớn và có khả năng hồi phục sau khi tái cấu trúc gánh nặng vay nợ và trái phiếu trị giá hàng chục ngàn tỷ đồng.

HAGL Agrico dự kiến sẽ sử dụng quỹ đất dôi dư tại Việt Nam, Lào và Campuchia để trồng nhiều loại quả, trong đó có chuối, thanh long, chanh dây... Đây là mảng sẽ mang lại dòng tiền nhanh cho Bầu Đức, giảm áp lực vay nợ.


 

 



Trước đó, theo các báo cáo, tập đoàn của bầu Đức đã bán mảng mía đường: nhà máy đường, một nhà máy điện nhỏ và vùng trồng với diện tích 6.000ha, để trả nợ. HAGL cũng đang đàm phán để bán một số tài sản khác, trong đó có các nhà máy điện.
 

Trong vài năm gần đây, doanh nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức đã chuyển trọng tâm sang nông nghiệp, trong đó có cao su, mía đường và nuôi bò. Tuy nhiên, khối nợ nần quá lớn cùng với sự thiếu hụt dòng tiền khiến HAGL đã phải đàm phán tái cơ cấu nợ với các ngân hàng trong nước.

Với thương vụ bán mảng mía đường, HAGL của Bầu Đức thu về tới cả trăm triệu USD. Nếu việc bán các tài sản khác, bao gồm các nhà máy điện, bất động sản tại Myanmar, thậm chí cả một phần của mảng cao su, gánh nặng nợ doanh nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức đã và đang giảm đi rất nhiều.

Hồi tháng 5, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) cũng vừa công bố quyết định đưa cổ phiếu CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) và HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức vào diện cảnh báo do mỗi DN lỗ hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2016.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.