Cột sáng bí ẩn xuất hiện trên bầu trời Sulu, Philippines

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những cột ánh sáng xuất hiện trở lại ở tỉnh Sulu, phía tây nam Philippines lần thứ hai trong năm và được nhiều người dân chụp lại.
Trang GMA News ngày 7/7 dẫn lời Amarkhan Jidara, người chia sẻ một số hình ảnh về "vũ điệu ánh sáng đẹp mắt" trên bầu trời đêm, cho biết cô đã chứng kiến chúng vào lúc 19h ngày 30/6.
Theo lời Jidara, cư dân ở đây đã vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy cột ánh sáng xuất hiện trên bầu trời.
Hình ảnh về những cột ánh sáng trên bầu trời đêm được cư dân Sulu Amarkhan Jidara chia sẻ. Ảnh: Amarkhan Jidara.
Hình ảnh về những cột ánh sáng trên bầu trời đêm được cư dân Sulu Amarkhan Jidara chia sẻ. Ảnh: Amarkhan Jidara.
 Trụ cột ánh sáng thường xuất hiện trên bầu trời Sulu một hoặc hai lần một năm. Ảnh: GMA News.
Trụ cột ánh sáng thường xuất hiện trên bầu trời Sulu một hoặc hai lần một năm. Ảnh: GMA News.
Người Sulu khẳng định họ đã nhìn thấy trụ cột ánh sáng một vài lần. Chúng thường xuất hiện trên bầu trời một hoặc hai lần một năm.
Người Tausug (người dân tộc ở Philippines, Malaysia và Indonesia) gọi hiện tượng này là Lansuk, có nghĩa là ngọn nến.
Họ có niềm tin khác nhau về sự xuất hiện của cột ánh sáng. Một số nghĩ rằng nó mang lại xui xẻo, trong khi số khác xem đây như một dấu hiệu của sự may mắn.
Jidara cho biết những cột ánh sáng hiện ra trên bầu trời Sulu từ 20-30 phút.
Theo Wikipedia, cột ánh sáng (light pillar) là một hiện tượng quang học trong khí quyển dưới dạng một dải ánh sáng thẳng đứng xuất hiện để mở rộng ở trên hoặc dưới một nguồn ánh sáng. Hiệu ứng này được tạo ra bởi sự phản xạ ánh sáng từ vô số tinh thể băng nhỏ lơ lửng trong bầu khí quyển hoặc mây.
Hà Lan (zing)

Có thể bạn quan tâm

Vành nhật hoa Mặt Trời được quan sát bởi ASPIICS của Proba-3. (Nguồn: ESA)

ESA lần đầu tiên công bố hình ảnh vành nhật hoa của Mặt trời nhờ nhật thực nhân tạo

(GLO)- Hai vệ tinh Proba-3 của Châu Âu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với bức ảnh về vành nhật hoa - lớp khí quyển ngoài cùng và bí ẩn nhất của Mặt Trời - vô cùng rõ nét. Đây cũng là lần đầu tiên, hiện tượng nhật thực toàn phần được tạo ra bởi con người mà không cần Mặt Trăng.

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng

(GLO)-Nhiếp ảnh gia người Trung Quốc Dong Shuchang đã ghi lại cảnh tượng Sét đỏ thắp sáng bầu trời đêm Tây Tạng vào ngày 31-5. Anh đã viết trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc Weibo rằng lần đầu tiên anh bắt gặp hiện tượng tương tự là vào tháng 5-2022.

null