Cơn sốt giống bơ mới lan nhanh các tỉnh Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Do thời tiết diễn biến thất thường dẫn đến dịch bệnh tràn lan trên cây hồ tiêu khiến hàng nghìn ha bị chết. Nhiều hộ đã mạnh dạn nhổ bỏ, cải tạo đất để trồng bơ…
Sức nóng bơ Booth
Theo ông Bùi Ngọc Thịnh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song (Đắk Nông), hai năm trước, toàn xã có hơn 3.000ha hồ tiêu, trong đó 2.000ha đang trong giai đoạn cho thu hoạch. Năng suất bình quân khoảng 4-5 tấn/ha, sản lượng từ 7.000-8.000 tấn/năm. Nhờ đó khoảng 20% hộ dân có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Nhưng cũng chính vì độc canh hồ tiêu nên khi giá lao dốc cùng với dịch bệnh xảy ra, thì kinh tế của nhiều hộ đi xuống.
Bơ Booth được nhiều nông dân trồng thay thế hồ tiêu
Bơ Booth được nhiều nông dân trồng thay thế hồ tiêu
Nông dân Nguyễn Thanh Tùng ở thôn Bùng Binh, xã Nâm N’Jang mất trắng hơn 2 tỷ đồng, khi trên 1.600 trụ tiêu bị chết khô. Không nản chí, anh mạnh dạn nhổ bỏ toàn bộ số tiêu chết, cải tạo đất và trồng 300 cây bơ Booth. Sau gần 3 năm, 300 cây bơ của anh đã cho trái bói, có trái nặng gần 1kg.
Theo anh Tùng, thấy người ta trồng bơ Booth có hiệu quả thì tôi cũng đi học hỏi rồi trồng. Trước mắt, thị trường cho cây bơ là có. Tuy vậy đầu ra lâu dài vẫn là nỗi lo lớn nhất. Nhưng nếu không trồng bơ chẳng lẽ lại quay lại trồng tiêu? Sắp tới anh sẽ mở rộng trồng thêm bơ, phủ toàn bộ cây ăn quả trên diện tích 3ha.
Nhiều nông dân xã Thuận An, huyện Đắk Mil cũng cho biết, thời gian gần đây trên địa bàn ồ ạt trồng bơ, bởi giá bơ liên tục cao, từ 50.000-100.000 đồng/kg. Trung bình 1ha bơ Booth cho 20 tấn quả, người trồng thu hàng tỷ đồng. Đây là loại bơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, mẫu mã đẹp, được thị trường ưa chuộng. Do đó nhiều người đổ xô trồng.
Anh Nguyễn Quang Hòa, chủ đại lý giống bơ Booth ở huyện Đắk Mil cho biết, ba năm qua anh đã cung cấp ra thị trường khoảng 300.000 cây bơ. Cao điểm có ngày bán được 5.000 cây...
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Đăk Nông, toàn tỉnh có khoảng 2.600ha bơ, chiếm 20% tổng sản lượng cây ăn quả trên địa bàn, năng suất bình quân 10-15 tấn/ha. Cây bơ đang được phát triển mạnh ở Đăk Mil, Đăk Song, Đăk R’lấp, Tuy Đức, Đăk Glong, Gia Nghĩa…  
"Siêu" bơ 034 càng sốt
Nếu ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông ồ ạt trồng giống bơ Booth thì Lâm Đồng cũng đang sốt sình sịch giống "siêu" bơ 034.
Giống “siêu” bơ 034 được trồng nhiều ở Lâm Đồng
Giống “siêu” bơ 034 được trồng nhiều ở Lâm Đồng
Gia đình Lê Sỹ Huế ở xã Tân Lạc (huyện Bảo Lâm) trước đây chuyên canh tác cà phê, hồ tiêu xen canh bơ. Sau khi hồ tiêu bước vào giai đoạn suy thoái, anh khi nghiên cứu và trồng thử giống bơ 034, một loại bơ xuất xứ từ Lâm Đồng. Thời điểm hiện tại, diện tích bơ 034 lên tới 11ha.
Anh Huế cho biết: Trang trại bơ được chăm sóc theo quy trình đạt chuẩn VietGAP cho trái năng suất cao, trung bình mỗi cây đạt 40kg trái, dự kiến vụ năm nay sẽ thu về 100 tấn trái. Với giá bán tại vườn khoảng 100.000 đồng/kg, sẽ cho thu nhập khoảng 10 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng cà phê và giống bơ sáp trước đây. Trung bình mỗi 1ha bơ ghép 034 cho lợi nhuận từ 400- 600 triệu đồng/năm.
Nhu cầu trồng bơ không ngừng tăng lên, tạo thành cơn sốt cây giống trên cao nguyên đất đỏ. Hai năm trở lại đây, người dân ồ ạt tìm mua các loại giống bơ ghép về trồng khiến đại lý cháy hàng và giá lên cao.
Được biết, giống siêu bơ 034 đã được Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng công nhận là cây đầu dòng tại TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm và được Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng tiến hành nhân giống. Giống bơ ghép này được bán với giá từ 45.000 - 60.000 đồng/cây, cao hơn 10 - 20% so với năm ngoái. Từ đầu năm đến nay trung tâm SX được 22.000 cây. Hiện không còn hàng để bán.
Trang trại cây giống Trung Hiếu ở xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm có 2.500 cây bơ trồng xen 10ha cà phê đã cho thu hoạch. Trong đó, có 3 giống bơ ghép BLD/05, BLD/034 và BLD/036 được Sở NN-PTNT công nhận cây bơ đầu dòng để sản xuất giống. Năm nay, trang trại SX được 60.000 cây bơ giống và bán hết ngay từ đầu mùa mưa.
Ảnh: Thanh Sa
Ảnh: Thanh Sa
Tương tự, các cơ sở SX giống bơ ghép đã được Sở Nông nghiệp và PTNT công nhận cây đầu dòng ở TP Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm… đều đã bán hết giống từ cuối tháng 6 vừa qua.
Mặc dù các cơ sở SX giống bơ có uy tín đã hết cây giống để bán, nhưng nhu cầu của nông dân vẫn còn rất lớn. Nắm bắt được điều này, nhiều cơ sở đã vận chuyển cây bơ giống từ miền Tây về bán. Hầu hết giống trôi nổi, chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Vì thế, chất lượng bơ giống vẫn còn bỏ ngỏ.

Ông Đậu Văn Xuân, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bảo Lâm cho biết: Bảo Lâm hiện có trên 1.000ha bơ ghép được người dân trồng xen cà phê, trong đó 500ha được trồng mới từ năm 2016. Đây là cây trồng lâu năm, ít nhất 4 năm sau mới cho thu hoạch. Vì thế, bà con nên tìm đến cơ sở SX giống có uy tín để chọn giống bơ có nguồn gốc rõ ràng, tránh tình trạng sau này phải chặt bỏ.

Thanh Sa (Nongnghiepvietnam)

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.