Con không chọn Đại học, tôi bị nói là người mẹ lạ đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với số điểm 23 khối A con tôi có thể đỗ vào một trường Đại học tầm trung nhưng con lại muốn theo học trường nghề.

Ảnh: Thanh Chung
Ảnh: Thanh Chung


Con chọn nghề cơ khí chế tạo ô tô để học. Trước kỳ thi THPT Quốc gia con nói với hai vợ chồng tôi rằng con không muốn thi Đại học, chỉ thi để lấy điểm xét điểm tốt nghiệp thôi. Hai vợ chồng tôi mặc dù tư tưởng khá tân tiến và thoải mái nhưng nói thật là lúc đó cũng có chút lo lắng, băn khoăn khi con nói như vậy.

Lúc ấy trong đầu tôi hiện lên suy nghĩ: “Liệu con đã suy nghĩ chín chắn chưa? Hay trong một phút bốc đồng con mới lựa chọn như vậy?”. Sau mấy ngày suy nghĩ hai vợ chồng tôi khuyên con rằng, con cứ đăng ký thi Đại học bình thường, nhỡ sau này con quyết định lại còn kịp. Con cũng làm theo ý nguyện của chúng tôi, đăng ký thi để lấy điểm xét tuyển Đại học.

Lúc điểm thi được công bố, tôi nói với con rằng, con lựa chọn học nghề hay học Đại học bố mẹ đều ủng hộ. Chúng tôi cũng phân tích cho con rằng, giữa chọn học Đại học và học nghề đều có những ưu, khuyết điểm riêng. Cuối cùng con vẫn quyết định chọn học nghề vì muốn rút ngắn thời gian học, được học thực hành luôn trước khi bước vào nghề.

Hai vợ chồng tôi ủng hộ quyết định của con và cũng giao kèo với con rằng, bất kể sau này dù có ra sao cũng không được hối hận, phải nhiệt huyết với quyết định của mình và có trách nhiệm với những gì mình làm, không được đổ lỗi bố mẹ hay hoàn cảnh.

 

Có những học sinh không muốn học Đại học mà muốn theo học trường nghề. Ảnh: Thanh Chung
Có những học sinh không muốn học Đại học mà muốn theo học trường nghề. Ảnh: Thanh Chung



Chuyện con tôi không chọn học Đại học mà học nghề đã trở thành vấn đề tranh cãi, bàn tán với nhiều người, nhất là những đồng nghiệp của tôi. Đồng nghiệp tôi bóng gió cho rằng những học sinh học trường nghề toàn những đứa học kém, tư cách đạo đức cũng kém. “Ối dào, học trường nghề toàn những đứa không ra gì, điểm thấp mới học”. “Đường cùng mới học nghề thôi”.

Và hầu như trên 90% không đồng ý khi cho con học nghề. Con của họ, mặc dù điểm khá thấp nhưng cố vào Đại học bằng mọi giá, kể cả phải học những trường dân lập kém chất lượng mà học phí lại cao ngất ngưởng. Nhiều người cho rằng tấm bằng Đại học là danh giá, giúp nâng giá trị bản thân và là cánh cửa bước vào tương lai.

Tôi trở thành bà mẹ lạ đời trong mắt mọi người ở công ty. Nhưng tôi thấy dường như họ đang cố phớt lờ hoặc không chịu đọc tin tức hàng ngày. Báo chí ra rả đưa tin xã hội ngày nay đang thừa thầy, thiếu thợ. Mỗi năm có hàng ngàn kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp ra trường thất nghiệp. Hoặc ra trường có đi làm cũng làm trái ngành rất nhiều.

Thậm chí sinh viên tốt nghiệp trường hot cũng loay hoay mới kiếm được việc làm. Vậy nên mới có hiện tượng nhiều cử nhân tốt nghiệp loại giỏi đi chạy xe ôm công nghệ. Các doanh nghiệp bây giờ cái họ cần là người làm thạo việc, không phải đào tạo lại khi tuyển dụng.

Tất cả các ông bố bà mẹ ai cũng muốn tốt cho con mình, họ suy nghĩ thế này là được, thế kia là không được. Vô tình áp đặt cách suy nghĩ của mình vào con cái, hướng tới khuôn mẫu mà họ mong muốn nhưng lại quên rằng chính những đứa con mới là người hiểu rõ nhất về năng lực, nguyện vọng và đam mê của mình.

Với cá nhân tôi nghĩ, học Đại học hay học nghề không quan trọng bằng cách con định hướng được tương lai và yêu thích ngành nghề con lựa chọn. Ngoài xã hội cũng không ít người thành công khi chọn con đường học nghề. Là bậc làm cha mẹ tôi tôn trọng quyết định của con, hỗ trợ và ủng hộ con hết mình trên con đường con đã chọn. Và sẵn sàng trở thành những ông bố, bà mẹ khác biệt trong mắt mọi người.

 

https://laodong.vn/chuyen-nha-minh/con-khong-chon-dai-hoc-toi-bi-noi-la-nguoi-me-la-doi-838309.ldo

Theo Mai Hoàng (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.